Các nghiên cứu về hội tụ thu nhập
Các nghiên cứu của Barro and Sala-i- Martin (1990), (1991), (1992) là những đóng góp hết sức quan trọng cho lý luận hội tụ kinh tế. Các nghiên cứu này đưa ra hai khái niệm – hội tụ bêta (β) và hội tụ sigma (σ) dựa trên nền tảng mô hình Solow-Swan. Các tác giả đã chỉ ra rằng tốc độ hội tụ thu nhập bình quân khoảng 2% mỗi năm bằng số liệu các bang ở Mỹ giai đoản 1880 – 1988 và 73 khu vực Châu Âu giai đoản 1950-1985. Những khái niệm này là nền tảng hết sức quan trọng cho lý thuyết hội tụ kinh tế cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này.
Kim (2001) nghiên cứu về tăng trưởng và hội tụ thu nhập của 17 nước châu Á từ năm 1960 đến 1992 bằng dữ liệu bảng. Kết quả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về thu nhập bình quân đầu người của 17 nước châu Á và các nền kinh tế mới nổi hội tụ quanh giá trị trung bình thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia.
Wei (2008) khi nghiên cứu về FDI tác động đến tăng trưởng các vùng tại Trung Quốc, sử dụng dữ liệu bao gồm tất cả các vùng của Trung Quốc trong 1979-2003, cũng đã tiến hành phân tích cả hội tụ σ và β. Nghiên cứu đã chia Trung Quốc Thành 3 vùng: Miền Đông, Tây và Trung. Kết quả cho thấy không có bằng chứng hội tụ tuyệt đối β mặc dù có một số bằng chứng yếu về hội tụ σ trong những năm cuối cùng của kỳ dữ liệu. Điều này ngụ ý rằng sự bất bình đẳng trong khu vực ở Trung Quốc đã không được giảm. Thay vào đó, nó đã tăng lên theo thời gian. Chênh lệch tăng trưởng khu vực đã được gây ra bởi các khoản đầu tư, tăng trưởng dân số, nguồn nhân lực, xuất khẩu, vận chuyển và quan trọng nhất là FDI. FDI được tìm thấy có một tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng kinh tế ở cả cấp quốc gia và khu vực. Điều này có nghĩa FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh nội địa mặc dù ảnh hưởng của nó ở phía Tây là yếu, có thể do mức độ rất thấp của FDI. Nghiên cứu cũng kết luận rằng FDI không nên được xem là nguyên nhân cho sự bất bình đẳng gia tăng trong khu vực của Trung Quốc. Đó là sự phân bố không đồng đều của FDI, chứ không phải bản thân FDI chịu trách nhiệm cho sự khác biệt tăng trưởng trong các vùng của Trung Quốc. Bài nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng Trung Quốc nên khuyến khích FDI nhiều hơn và nên cố gắng để cải thiện sự phân bố không gian của FDI hướng đến khu vực nội địa thông qua các chính sách ưu đãi về giáo dục, cơ sở hạ tầng, thuế, và như thế, để cải thiện môi trường đầu tư của họ và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
Normaz (2008) tiếp cận mô hình dữ liệu bảng năng động từ năm 1960 đến 2004 của các nước Châu Á để nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập bình quân đầu người, đặc biệt sau khi hiệp định thương mại tự do (AFTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN có hiệu lực. Kết quả cho thấy rằng không có bằng chứng về hội tụ thu nhập giữa các nước trong giai đoạn từ năm 1960 đến 2004. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố “hiệp định thương mại tự do có hiệu lực (AFTA)” trong mô hình nghiên cứu thì phát hiện có bằng chứng quá trình hội tụ thu nhập giữa các nước trong tổ chức (giai đoạn từ năm 1993 đến 2004). Kết quả này hỗ trợ các bằng chứng cho thấy các nước nghèo trong ASEAN bắt kịp với những người giàu có trong khối. Các kỹ thuật ước tính trong mô hình nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về lý thuyết hội tụ có điều kiện và hội tụ tuyệt đối. Theo đó, các nước trong khối có xu hướng hội tụ về mức cân bằng ổn định về GDP bình quân đầu người với một tốc độ hội tụ từ 1,6% đến 16,6%.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Hội tụ thu nhập trong kinh tế[/message]Phạm Thế Anh (2009), nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và sự hội tụ thu nhập giữa các vùng ở Việt Nam từ năm 1999 đến 2006 trên cơ sở triển khai mô hình tăng trường Solow (1956). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự hội tụ thu nhập giữa các vùng ở Việt Nam, tức là quá trình phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vojinović et al (2009) nghiên cứu về hội tụ thu nhập từ năm 1992 đến 2006 từ 10 nền kinh tế gia nhập vào liên minh châu Âu năm 2004. Kết quả cho thấy có bằng chứng về hội tụ thu nhập giữa các nước. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm nước đã thu hẹp mặc dù nó vẫn còn khá lớn. Sự hội tụ xảy ra với tỷ lệ 4,2% trong giai đoạn 1992-2006 và 7,0% và 9,6% tương ứng trong giai đoạn 1995-2006 và 2002-2006.
Jianyang (2011), nghiên cứu về sự hội tụ thu nhập các nước không sản xuất dầu, các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và các các nước mới nổi với dữ liệu bảng từ năm 1970 đến 2009. Nghiên cứu thấy rằng hội tụ có điều kiện thì tồn tại trong số 157 quốc gia không sản xuất dầu, 28 nước OECD và 23 nước mới nổi, và quy trình hội tụ thì khác nhau giữa các thị trường mới nổi và các phần còn lại của thế giới. Trong khi đó nghiên cứu cho thấy hội tụ tuyệt đối chỉ tồn tại ở các nước OECD. Tốc độ hội tụ là nhanh nhất ở các thị trường mới nổi, và chậm nhất trong các nước không sản xuất dầu. Hơn nữa, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn và do đó hội tụ nhanh hơn thường là những quốc gia có nền kinh tế mở mạnh mẽ và ít có sự can thiệp của chính phủ.
Các nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất hạn chế, mà chỉ nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế như: Hoàng Thủy Yến (2015), Lê Quốc Hội (2009), hoặc nghiên cứu về hội tụ nhân tố năng suất tổng hợp trong nông nghiệp (Hồ Đình Bảo, 2013), mà chưa có nghiên chuyên về hội tụ thu nhập có điều kiện từ các nhân tố đầu tư trong nền kinh tế.
Các nghiên cứu về hội tụ thu nhập
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT