Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ

Nguồn nhân lực

Mục lục

Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ

Để thực hiện chính sách tiền tệ theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ, NHTW sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất (chi phí) vay vốn. Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ như lãi suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay… và thông qua cơ chế thị trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Nhóm công cụ này bao gồm:

1 Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. Dự trữ bắt buộc được NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quy định và được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc được áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời hạn khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.

[message type=”success”]Xem thêm :Khái niệm chính sách tiền tệ[/message]

Dự trữ bắt buộc tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ (số nhân đơn cung ứng tiền tệ = 1/tỷ lệ DTBB). Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đơn bởi một mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền. Mặt khác, tỷ lệ Dự trữ bắt buộc giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ do việc tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế.

2 Chính sách chiết khấu

Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán của họ.

Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng. NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông.

Sự thay đổi về lãi suất chiết khấu được xem là một dấu hiệu thông báo của NHTW trong định hướng thực hiện chính sách tiền tệ. Các tuyên bố của NHTW về chiều hướng biến động lãi suất chiết khấu (tăng lên hoặc giảm xuống) có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị trường theo định hướng chính sách tiền tệ.

3 Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi…trên thị trường tiền tệ nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng.

Do vậy, thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh.

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng của NHTW. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đó cũng là nguồn gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW sử dụng công cụ thị trường mở để điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông thông qua việc mua hay bán các các loại GTCG. Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng.

4 Các công cụ bổ trợ

Bên cạnh những công cụ chủ yếu nêu trên thì NHTW còn sử dụng các công cụ bổ trợ để thực hiện chính sách tiền tệ.

a) Lãi suất

Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Sự biến động của lãi suất có thể kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Do vậy, lãi suất là một công cụ quan trọng của NHTW trong thực hiện chính sách tiền tệ.

Thông qua chính sách chiết khấu đối với các ngân hàng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Khi muốn điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng, NHTW điều chỉnh các lãi suất của mình, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, NHTW có thể quản lý trực tiếp lãi suất của các TCTD đối với nền kinh tế thông qua quy định các mức lãi suất cụ thể về cho vay và huy động. Tuy nhiên, hình thức quản lý trực tiếp lãi suất này chỉ phù hợp tại các nước có hệ thống tài chính tiền tệ chưa phát triển và xu hướng chung là giảm dần sự quản lý trực tiếp này.

b) Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các ngân hàng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, trong định hướng cơ cấu kinh tế và trong giới hạn tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian xác định. Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng.

c) Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiền khác. Tỷ giá vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, có tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động nhạy bén và mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, vốn đầu tư và dự trữ của quốc gia.

Về thực chất thì tỷ giá không phải là công cụ chính sách tiền tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần thay đổi cơ cấu khối lượng tiền. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có mức độ đôla hoá cao, thì tỷ giá được xem là một công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ.

Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ

  1. Đặng Ngọc Nương says:

    Hiện nay trong các biện pháp ngân hàng nhà nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Biện pháp nào là quan trọng nhất ? tại sao , mình đang gặp khó khăn, tài liệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?