Tác động của quá trình hội nhập đến ngành điện tử Việt Nam

Khái niệm chiến lược

Mục lục

Tác động của quá trình hội nhập đến ngành điện tử Việt Nam

1. Những cơ hội/thuận lợi

Thứ nhất, mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu. Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Ngành hàng điện tử lắp ráp tại Việt Nam vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, gia nhập WTO chúng ta đang được đối xử bình đẳng về thuế quan so với các nước khác, và xu hướng toàn cầu hóa, chuyên môn hóa của ngành điện tử thế giới đã cho chúng ta cơ hội lớn để được tham gia vào mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử toàn cầu.

Thứ hai, tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Một trong những minh chứng rõ nhất là sự xuất hiện của tập đoàn Intel vốn đầu tư hơn 1 tỉ USD, tập đoàn Foxconn vốn đầu tư hơn 5 tỉ USD. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang theo công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận và học hỏi.

Thứ ba, sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.

(2) – Những khó khăn/thách thức mới

Nền công nghiệp chúng ta còn yếu hơn các nước. Tham gia cuộc chơi toàn cầu trong sân chơi bình đẳng và luật chơi minh bạch, rõ ràng chúng ta sẽ yếu thế. Càng yếu thế, sẽ càng bộc lộ nhiều yếu điểm so với đối thủ, đó là điều tất yếu. Với riêng ngành điện tử, mặc dù đã được xây dựng lâu năm nhưng chưa phát triển đúng tầm vóc, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn mà trọng tâm hơn là ở một số thách thức sau:

Một là, theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO, sau ngày 01/01/2009 Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho hàng điện tử nước ngoài nhập vào với thuế suất nhập khẩu bằng 0. Việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, phân phối dẫn đến các sản phẩm điện tử nguyên chiếc nhập khẩu có chất lượng cao tràn vào, càng gia tăng sức ép lên thị phần yếu ớt của các nhà sản xuất trong nước. Hơn nữa, khi thị trường thế giới chuyển mình, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi giá trị gia tăng cao và hướng đến “công nghệ lõi” thì ngành sản xuất điện tử trong nước – trước nay chủ yếu phục vụ thị trường nội địa hoặc gia công, rất khó chống chọi nổi với với hàng rào cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện theo cam kết với WTO.

Hai là, chúng ta không còn nữa sự bảo hộ của Chính phủ trong sản xuất và thương mại, vì vậy phải xóa bỏ sự hỗ trợ theo quy định tỷ lệ nội địa hoá trong khi linh kiện điện tử hầu hết chưa sản xuất được trong nước và phần lớn phải nhập khẩu tạo nên khó khăn cạnh tranh về mặt giá thành sản phẩm và tự chủ trong sản xuất do bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài. Hơn nữa, nguyên vật liệu thô trong nước để sản xuất linh phụ kiện chỉ là một số Ferit, đất hiếm, thạch anh, kẽm…, các loại kim loại hiếm khác như vàng, bạc, titan, … cho CNHT phục vụ ngành điện tử là rất nghèo nàn.

Ba là, việc ứng dụng công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam diễn ra còn quá chậm chạp, vì vậy chúng ta rất khó tiếp cận được quá trình sản xuất các sản phẩm điện tử hiện đại, đa tính năng để đáp ứng thị trường nước ngoài mà hầu hết chúng ta phải tập trung làm những sản phẩm cũ, giá trị gia tăng thấp và nhu cầu thế giới ngày càng giảm như phân tích xu hướng phát triển ở trên.

Bốn là, dù có sự đan xen trong sản xuất và phân phối giữa các quốc gia trong mỗi khâu, nhưng nhìn chung chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm CNĐT thế giới đang ngày càng được phân khúc rõ cho các nước. Đến nay, chúng ta vẫn đang loay hoay xác định vai trò của mình trong chuỗi. Và có lẽ, chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện lắp ráp gia công nếu không có bước phát triển đột phá. Thách thức đối với lĩnh vực này thì đã quá rõ.

Tác động của quá trình hội nhập đến ngành điện tử Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?