Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam: Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “tin học hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 – 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.
Trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục. Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.
Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác. Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964).
Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Trần Nam Bình, 2002). Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách. Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009). Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” (Nguyễn Hữu Long, 2004).
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội. Trong thực tế hoạt động phát triển nguồn nhân lực có thể được xem xét trên 3 nội dung là giáo dục đào tạo và phát triển. Giáo dục là những hoạt động học tập giúp cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề khác thích hợp hơn trong tương lai. Đào tạo là những hoạt động học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề nhằm giúp người lao động thực hiện công việc hiện tại của họ tốt hơn. Phát triển là những hoạt động học tập định hướng và chuẩn bị cho người lao động tiếp cận với sự thay đổi của tổ chức và bắt kịp với nhịp độ thay đổi đó khi tổ chức thay đổi và phát triển hoặc nhằm phát triển sâu hơn kỹ năng làm việc của người lao động.
Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động. Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân. Các tranh luận rằng Chính phủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục.
Mục tiêu và vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam - Luận Án Tiến Sĩ
Cảm ơn sự phân tích vấn đề sâu sắc từ các bạn!
Một nền giáo dục có sức sống là nhờ trong xã hội có nhiều người học và đều ham học. Sự ham học sẽ mạnh mẽ và bền vững nếu người học đạt được mục đích mà trước khi học họ tự đặt ra cho mình, miễn là mục đích này phù hợp với lợi ích của xã hội. Như vậy, nhu cầu và mục đích học tập là cái trụ móng để ngôi nhà giáo dục đứng vững.
Pingback: Thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ