Mục lục
Kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Hoa kỳ
1. Tình hình áp dụng quản trị rủi ro của hải quan Hoa Kỳ
Văn phòng liên lạc tình báo và điều tra (Office of Intelligence and Investigative Liaison – OIIL) là đơn vị cấp Cục thuộc Cao ủy Hải quan Hoa kỳ. Đơn vị này đảm nhận nhiệm vụ xác định trọng điểm và áp dụng quản trị rủi ro trong phạm vi toàn ngành. Thông qua việc công tác này OIIL hỗ trợ tất cả đối với các hoạt động trên các tuyến vận tải: Hàng không, đường bộ và đường biển.
Cách tiếp cận của OIIL đối với vấn đề xác định trọng điểm và quản trị rủi ro là phối hợp đồng thời 3 cấu phần: thông tin điện tử gửi đến trước, phương pháp xác định trọng điểm phân lớp và hợp tác với các đối tác.
– Thứ nhất, Thông tin điện tử gửi đến trước cơ quan Hải quan và Phòng vệ Biên giới Hoa kỳ (CBP) nhận được (Tàu biển-24h trước khi cập cảng, Tàu hỏa-2h trước khi đến, Xe tải-1h trước khi đến hoặc 30 phút đối với những đối tượng tham gia Chương trình thương mại tự do và an toàn (FAST) và Hàng không là 4h trước khi hạ cánh hoặc cất cánh tới địa điểm nước ngoài lân cận.
– Thứ hai, phương thức tiếp cận xác định trọng điểm phân lớp bao gồm sự tham gia của Sáng kiến an ninh Công ten nơ (CSI) và Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia (NTC) và các đơn vị xác định trọng điểm tại địa phương.
– Thứ ba, bao gồm sự tham gia của các đối tác gồm các cơ quan quản lý như Doanh nghiệp ưu tiên (AEO) và Chương trình cộng tác Hải quan-Doanh nghiệp chống khủng bố (C-TPAT), các cơ quan của nhà nước như Bộ Năng lượng, cơ quan Phòng chống Ma túy…và các đối tác nước ngoài.
Văn phòng liên lạc tình báo và điều tra có các nhiệm vụ sau:
– Quản lý, điều hành trung tâm xác định trọng điểm quốc gia (NTC) bao gồm: điều phối và hỗ trợ tất cả các hoạt động chống khủng bố của Hải quan Hoa Kỳ; hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu từ các hoạt động tác nghiệp; thực hiện xác định trọng điểm theo chiến thuật để xác định các đối tượng cần xử lý; phát triển các nguyên tắc của Hệ thống xác định trọng điểm tự động; hỗ trợ các chiến dịch dựa trên thông tin tình báo.
– Vận hành hệ thống xác định trọng điểm tự động (ATS): Là công cụ hỗ trợ quyết định sử dụng thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu để thực hiện việc phân tích toàn diện hơn; sử dụng thông tin quá khứ và phân tích khuynh hướng, đánh giá các tập hợp dữ liệu lớn- rà soát thông tin về tất cả các du khách và hàng hóa. Được áp dụng cho mọi phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và hàng không; sử dụng các quy tắc và thuật toán đánh giá rủi ro dựa trên các thông tin tình báo mang tính chiến lược về các mối đe dọa khủng bố để làm nổi bật các rủi ro tiền ẩn, các quy luật và các đối tượng; sử dụng ATS để hoàn thiện việc thu thập, sử dụng và phân tích thông tin nhằm xác định trọng điểm, phân biệt và ngăn chặn các đối tượng khủng bố và vũ khí khủng bố tiềm ẩn xâm nhập vào Hoa Kỳ đồng thời phân biệt các hành vi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Hoa Kỳ cho thấy muốn áp dụng kỹ thuật rủi ro, cần bảo đảm thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin cảnh báo trước, thông tin tình báo ở nước ngoài. Hệ thống đảm bảo thông tin này đòi hỏi sự đầu tư lớn về phương tiện, tài chính và con người, nhất là những người làm nhiệm vụ phân tích phải có trình độ cao. Muốn áp dụng kỹ thuật quản trị rủi ro có hiệu quả, Việt Nam phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin ngay từ đầu, nhất là vấn đề tổ chức thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và tổ chức hệ thống nối mạng hiệu quả trong nước.
Kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Hoa kỳ
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Kinh nghiệm quản trị rủi ro của hải quan Trung Quốc - Luận Án Tiến Sĩ