Mục lục
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ngành Hải quan
1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Hải quan
Các hình 2.1 minh họa về cơ cấu tổ chức của Hải quan việt Nam và của Tổng cục Hải quan.
Hải quan Việt Nam được chia thành 03 cấp gồm: Tổng cục hải quan; 33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố; 94 Chi cục Hải quan cửa khẩu, 55 Chi cục Hải quan nội địa, 34 khu kiểm tra hải quan, 01 đội tuần tra biển.
* Cơ cấu Tổng cục Hải quan gồm các Vụ, Cục và đơn vị sự nghiệp:
– 08 Vụ không có vai trò quản trị: Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Vụ Giám sát và quản lý hải quan; Vụ tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ kế hoạch tài chính; Vụ hợp tác quốc tế; Văn phòng Tổng cục Hải quan;
– 03 Cục có vai trò quản trị: Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan;
– 06 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Hải quan; Viện Nghiên cứu Hải quan; Báo Hải quan; 03 Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
* Các Cục hải quan tỉnh, thành phố được thành lập theo khu vực địa lý. Nhìn chung mỗi Cục đều chịu trách nhiệm quản lý các Chi cục trong tỉnh, thành phố ngoại trừ một số Cục lớn chịu trách nhiệm cả một số tỉnh bên ngoài. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đều có cơ cấu phòng, ban tương tự như nhau gồm: Phòng hành chính, quản trị; Phòng Nghiệp vụ; Phòng tổ chức cán bộ; Phòng kiểm tra sau thông quan; Phòng tham mưu xử lý, chống buôn lậu; Phòng trị giá hải quan; Trung tâm dữ liệu và CNTT.
Trên thực tế, có thể thấy rằng cơ cấu phòng ban ở các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đều giống như cơ cấu của Tổng cục Hải quan, ngoại trừ một vài chức năng trung tâm.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
Ở cấp độ chi cục, có từ 2 đến 8 đội công tác, phụ thuộc vào quy mô và mức độ hoạt động của các đơn vị.
2 Chức năng của ngành Hải quan
Chức năng của ngành Hải quan gồm:
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;
– Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
– Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan;
– Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
– Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
– Thống kê nhà nước về hải quan;
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
– Hợp tác quốc tế về hải quan16
3 Nhiệm vụ của ngành Hải quan
Theo quy định của Luật Hải quan, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ngành Hải quan
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT