Các khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh

Các khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Để hiểu về lợi thế cạnh tranh, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là cạnh tranh.

Cạnh tranh là một khái niệm thường được dùng trong khoa học kinh tế và được hiểu là sự ganh đua giữa các đối thủ để giành một nhân tố sản xuất hoặc thị phần nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường.

Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm hay được nói đến trên báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác trong mấy năm gần đây, nhưng trên thực tế đây là một vấn đề còn tương đối mới lạ về mặt lý thuyết. Hơn nữa, chính vì khái niệm này khá rộng nên bài chuyên đề chỉ xin nêu ra một số các khái niệm cơ bản về lợi thế cạnh tranh

Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia là  “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”.

Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ lại sử dụng định nghĩa lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia như sau: “Lợi thế cạnh tranh đối với một quốc gia là lợi thế mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, quốc gia đó có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước mình”.

Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra một định nghĩa về lợi thế cạnh tranh quốc gia riêng, đó là: “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Còn theo Báo cáo trong hội nghị của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Học viện phát triển quản lý quốc tế ở Lausanne thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia (ở đây thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được dùng với ý nghĩa tương tự như thuật ngữ “lợi thế cạnh tranh của một quốc gia”) được định nghĩa là khả năng thiết kế, sản xuất và tung ra thị trường những hàng hoá và dịch vụ có đặc tính giá cả và phi giá cả để hình thành một sự kết hợp có đặc tính hấp dẫn hơn so với các đối thủ khác.

Theo một cách hiểu khác thì lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là nói đến so sánh bản thân mình với đối thủ cạnh tranh để khai thác triệt để lợi thế  mà mình có sẵn, nhằm đạt những mục tiêu chủ yếu và thứ yếu đã đặt ra. Thông thường, đối với một nước thì mục tiêu chủ yếu là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Đảng ta đã đề ra.

Một thuật ngữ khác cũng hay được nhắc tới là chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh là chiến lược của một doanh nghiệp hoặc của một quốc gia nhằm tăng khả năng của mình trên thị trường trong nước hay quốc tế để đạt một số mục tiêu như: tăng thị phần, tăng lợi nhuận<2> .

Còn chính sách cạnh tranh được hiểu là các biện pháp của Nhà nước nhằm khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giám sát (hoặc chống lại) độc quyền. Các khía cạnh của chính sách cạnh tranh bao gồm:

+ Kiểm soát các hành vi lạm dụng vị thế để lũng đoạn thị trường của những hãng có vị thế khống chế thị trường.

+ Kiểm soát sự sáp nhập để ngăn ngừa quá trình độc quyền hóa.

+ Kiểm soát và ngăn chặn sự thỏa thuận giữa các hãng nhằm hạn chế cạnh tranh.

+ Kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh.

Về năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh), có một số cách hiểu khác nhau. Nhưng thường các cách hiểu đều thống nhất ở một điểm, năng lực cạnh tranh thường có một ý nghĩa tương đối hẹp, được thể hiện qua một số các chỉ số nhất định được xây dựng để đánh giá sức cạnh tranh.

Khái niệm về “năng lực cạnh tranh” thường phù hợp với cấp độ doanh nghiệp,  nội dung cụ thể của khái niệm này là nếu một doanh nghiệp có  tổng chi phí  cao hơn tổng chi phí của đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm làm ra sẽ có năng lực cạnh tranh yếu, dẫn đến việc doanh nghiệp đó sẽ phải từ bỏ hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí phá sản.

Như vậy sự khác nhau cơ bản nhất giữa lợi thế cạnh tranhchiến lược cạnh tranh là ở chỗ: lợi thế cạnh tranh là ưu thế mà một quốc gia đã có để có thể giành được thắng lợi khi tham gia vào cạnh tranh quốc tế, còn chiến lược cạnh tranh là định hướng chung của quốc gia đó để biến lợi thế cạnh tranh vốn có trở thành hiện thực.

Lợi thế cạnh tranh, chính sách cạnh tranh và năng lực cạnh tranh còn khác nhau ở phạm vi được nói đến. Lợi thế cạnh tranh “thường” được hiểu dưới góc độ của một quốc gia ( tuy cũng có khi lợi thế cạnh tranh được hiểu dưới góc độ của một doanh nghiệp hoặc của một sản phẩm ).

Chính sách cạnh tranh lại chỉ được hiểu một cách bó hẹp trong phạm vi của một nước, thể hiện những chính sách của một quốc gia để duy trì hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong nước mình. Còn năng lực cạnh tranh thường chỉ có ý nghĩa hạn hẹp trong một doanh nghiệp, đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Các khái niệm về lợi thế cạnh tranh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Các khái niệm về lợi thế cạnh tranh

  1. Pingback: Khái niệm lợi thế cạnh tranh - Luận Án Tiến Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm lợi thế cạnh tranh - Download Luận Văn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?