Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đồ gỗ

năng lực cạnh tranh

Mục lục

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đồ gỗ

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam, ta đi nghiên cứu các quy trình từ các khâu:

 Quy trình trồng gỗ → Thu mua → Chế biến → Xuất khẩu

Quy trình trồng gỗ:  Phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của nhà nuớc từ việc đề ra các quy định, quy hoạch, khuyến khích  phát triển trồng rừng, đến việc hỗ trợ vốn cho nguời nông dân, nâng cao trình độ về mức đội am hiểu cũng như về kỹ thuật  để đạt đuợc sản luợng tối đa. Đối với một nuớc có khí hậu gió mùa nhiệt đới, có sự phân chia rõ rệt về điều kiện  tự nhiên giữa các vùng, các miền  như Việt Nam thì việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, đất đai là rất cần thiết có tính quyết định tới việc quy hoạch phát triển từng loại cây để thu đuợc sản luợng gỗ là cao nhất.

Thu mua: Đi đôi với việc phát triển trồng rừng là việc thu mua nguyên  liệu để chế biến. Để đạt đuợc hiệu quả cao nhất thì nhà nuớc, các doanh nghiệp phải  liên kết, phối hợp với nguời nông dân, các hộ gia đình trồng rừng từ việc trồng rừng đến việc khai thác, thu mua. Đây là một mối quan hệ mật thiết, lâu dài để có thể đáp ứng đuợc nhu cầu về nguồn nguyên liệu trong nuớc.

Tuy nhiên việc thu mua nguyên liệu gỗ hiện nay là chưa đuợc hợp lý, bởi chúng ta chưa có đuợc một kế hoạch phát triển cụ thể, lâu dài mối quan hệ giũa nhà nuớc, các doanh nghiệp sản xuất và nguời trồng rừng là chưa có tiếng nói chung, nhà nuớc chưa có đuợc một chính sách cụ thể để nguời nông dân chuyên sâu vào việc phát triển rừng bởi khâu thu mua nguyên liệu là chưa ổn định, các doanh nghiệp còn trong tình trạng tức thời, chỉ mang tính giai đoạn, tức là khi nào cần thì mới thu mua, khi nào không cần thì thôi, bởi vậy chưa đạt đuợc hiệu quả cao, nguời nông dân thì không khỏi lo lắng, bất ổn về đầu ra.

Chế biến: Đây là một khâu quan trọng có tính quyết định đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, liên quan đến  nhiều yếu tố, tay nghề lao động, cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ…

Kinh nghiệm của người lao động hoặc trình độ chuyên môn của họ sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng của sản phẩm.

        Đầu tư vào công nghệ: Nếu đầu tư vào công nghệ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp hơn với yêu cầu của người tiêu dùng hiện tại, đây là một phương pháp hữu hiệu để sản phẩm chiếm được lòng tin của khách hàng trên phạm vi rộng.

 Đầu tư vào con người: Con người được đầu tư cùng lúc với đầu tư công nghệ sẽ tăng khả năng sáng tạo, nâng hàm lượng chất xám làm cho sản phẩm có tính độc đáo, chiếm lĩnh thị trường ở mức độ cao hơn. Nói cách khách nếu đầu tư vào con người sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó càng ngày các nuớc nhập khẩu càng yêu cầu, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, bởi vậy việc đáp ứng  các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, là một tất yếu nếu muốn thâm nhập vào thị  truờng thế giới nói chung và thị truờng Nhật Bản nói riêng.

Xuất khẩu: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của  hàng hóa xuất khẩu bao gồm những yếu tố bên ngoài như nhu cầu thị trường, liên kết ngành, môi trường cạnh tranh và những công cụ tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các biện pháp nhằm xây dựng “sức mạnh” hay “tính vượt trội” cho hàng hoá so với đối thủ khác.

Về nhu cầu thị trường, khi thị trường khó tính các doanh nghiệp sẽ tiếp xúc với những khách hàng khó tính từ đó hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích người tiêu dùng. Nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp sản xuất cần phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tinh tế và khó tính. Phân tích và nghiên cứu đầy đủ về quy mô và thị phần của nhu những khách hàng thông thạo Internet, những người mua hàng di động, phải có năng lực quan sát và đáp ứng xu hướng thị trường …

Vấn đề liên kết ngành, đặc biệt là hợp tác liên kết quốc tế bao gồm những nhà cung cấp và các ngành liên quan thường xảy ra ở cấp độ khu vực hơn là cả nước. Khả năng duy trì các liên kết quốc tế có tầm quan trọng ngày càng lớn đối với các nước đang phát triển (UNCTAD, 1999). Do quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và quá trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng, vị thế cạnh tranh của hàng hóa  của các nước đang phát triển ngày càng xoay quanh khả năng thiết lập các liên kết quốc tế của các doanh nghiệp và các ngành,

 Môi trường cạnh tranh. Sự phát triển của năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ. Chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh, tính cạnh tranh. Cụ thể là tác động đến nội dung và phạm vi của các hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố về môi trường thể chế, chính sách, các mối liên kết xuyên quốc gia… Các chính sách và biện pháp của chính phủ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cần xác xây dựng các chương trình và sử dụng các công cụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành  nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc phân tích các chương trình cụ thể này phải xem xét các điều kiện và khuôn khổ kinh tế tổng thể, bằng cách kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố như ổn định kinh tế vĩ mô, sự cởi mở trong chính sách thương mại và chế độ đầu tư.

Năng lực tiếp thị ở tầm vĩ mô: Khả năng thu thập, phân tích thông tin của các cơ quan đại diện chính phủ ở nước ngoài, các cơ quan nghiên cứu tầm cỡ quốc gia. Các chiến lược phối hợp quốc gia, chính sách thương mại trong việc hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường nước ngoài như chính sách thuế, chương trình tín dụng, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại- tìm kiếm khách hàng, khuyến khích và ưu đãi đầu tư ra nước ngoài.

Năng lực tổ chức tiếp thị ở tầm vi mô phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, khả năng thu thập và phân tích thông tin của nhân viên nghiệp vụ marketing. Khả năng khám phá thị trường và tiếp cận thị trường với phí tốn thấp nhất. Cách thực lựa các chiến lược, kỹ thuật phù hợp với loại sản phẩm để áp dụng vào công tác tiếp thị như quảng cáo, phân phối tài liệu, hội chợ, khuyến mãi…nhằm tăng thị phần hàng hoá.

Vì vậy để nâng cao đuợc năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững thì việc đảm bảo các khâu sự gắn kết giữa các khâu, từ trồng rừng, thu mua, chế biến, xuất khẩu là rất cần thiết, mang tính quyết định đến năng lực cạnh tranh trên thị truờng quốc tế. Từng khâu một có hoạt động tốt thì sản phẩm mới có đuợc sức cạnh tranh cao. Bởi vậy có một sự thực là, trong khi nuớc ta có điều kiện rất tốt để phát triển trồng rừng nhưng các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ phải mua 80% nguyên liệu từ các nuớc khác, đó là hậu quả của việc chúng ta có đuợc một kế hoạch để phát triển một cách toàn diện giữa các khâu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đồ gỗ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?