Các cấp năng lực cạnh tranh

tiêu dùng thông minh

Do các chủ thể cạnh tranh có thể khác nhau, nên việc phân biệt về quan niệm năng lực cạnh tranh cũng cần được phân chia thành các cấp khác nhau.

Mục lục

1. Năng lực cạnh tranh sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường là sự thể hiện ưu thế tương đối của nó cả về định tính và định lượng so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng đón nhận với các mức độ cao thấp khác nhau. Sự thừa nhận của người tiêu dùng thể hiện việc qua việc mua hay không mua sản phẩm đó, là biểu hiện cuối cùng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó. Để được người tiêu dùng thừa nhận và đánh giá cao, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác. Các lợi thế này có thể là ưu thế về giá (giá bán thấp hơn) hoặc ưu thế về giá trị cho khách hàng (tạo sự khác biệt so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng, và có thể bán với giá cao hơn).

Năng lực cạnh tranh sản phẩm thường được nhận biết thông qua (i) đánh giá trực tiếp từ thị trường (tăng trưởng doanh thu, thị phần), (ii) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính năng, chất lượng, giá cả, tiện ích, mẫu mã, vv) và (iii) đánh giá từ ý kiến của khách hàng (mức độ thỏa mãn nhu cầu, mức độ nhận biết sản phẩm, mức độ trung thành với nhãn hiệu, vv).

Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoài các dấu hiệu nhận biết nêu trên, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm còn có thể được đánh giá thông qua Hệ số cạnh tranh biểu hiện (RCA). Hệ số này phản ánh vị trí lợi thế so sánh đạt được của sản phẩm trên thị trường quốc tế trong tương quan với tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia.

2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Năng cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện khả năng của nó trong dài hạn. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh tốt khi nó đạt được các kết quả tốt hơn mức trung bình. Như vậy, đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khả năng cạnh tranh về giá và năng lực cạnh tranh ngoài giá (thị phần, chất lượng sản phẩm, năng suất, vv).

Đối với doanh nghiệp có tham gia hoạt động ngoại thương, việc đánh giá năng lực cạnh tranh có thể thông qua tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ xuất khẩu (doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu), thị phần cho từng vùng hay thị phần tổng thể.

Vị thế trên thị trường quốc tế cũng là một thước đo trực tiếp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực thương mại, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sự duy trì được thành công trên thị trường quốc tế mà không cần có sự bảo hộ hoặc trợ cấp. Mặc dù chi phí vận chuyển có thể cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn tại thị trường trong nước, nhưng năng lực cạnh tranh lại thường được tính đến nhiều hơn thông qua lợi thế có được nhờ năng suất cao hơn.

Trong lĩnh vực phi thương mại, năng lực cạnh tranh là khả năng theo kịp hoặc vượt qua doanh nghiệp tốt nhất trên thị trường về mặt chi phí và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ. Đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi thương mại thường khó khăn hơn và thường bao gồm các thước đo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, chi phí và chất lượng. Với các ngành được đầu tư trực tiếp nước ngoài, thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là phần trăm doanh thu từ nước ngoài hoặc thị phần của doanh nghiệp trên thị trường vùng hoặc thị trường toàn cầu.

3. Năng lực cạnh tranh ngành

Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủ nước ngoài, mà không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp [29].

Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể được đánh giá thông qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành, cán cân đầu tư nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào), và những thước đo trực tiếp về chi phí và chất lượng ở cấp ngành [49].

Năng lực cạnh trạnh cấp ngành thường được xem là dấu hiệu phù hợp về “sức khoẻ” của nền kinh tế đối với ngành lên quan hơn là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự thành công của một doanh nghiệp của một quốc gia có thể là nhờ sở hữu những yếu tố đặc thù của doanh nghiệp mà khó hoặc không thể nhân rộng. Ngược lại, sự thành công của một số doanh nghiệp trong một ngành thường được xem là bằng chứng thuyết phục về sự sở hữu những yếu tố đặc thù của quốc gia và có thể nhân rộng hoặc cải thiện được. Tổng cộng các năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng lẻ không có nghĩa là năng lực cạnh tranh của cả một ngành.

4. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia được quan niệm và phản ánh qua một loạt các chỉ tiêu và được nghiên cứu ngày càng nhiều từ những năm 1970- 1980. Nổi tiếng nhất là những đóng góp của nhà nghiên cứu Michael Porter với nhiều công trình về cạnh tranh nói chung, cạnh tranh của doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một số lĩnh vực của một số quốc gia quan trọng như Tây Âu, Mỹ, Nhật, vv.

Đối với một quốc gia, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất sản phẩm và dịch vụ, trong điều kiện một thị trường tự do và bình đẳng, phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế đồng thời nâng cao thu nhập thực sự cho công dân của quốc gia đó.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia được đánh giá thông qua mức độ và tốc độ tăng của mức sống, mức độ và tốc độ tăng của năng suất tổng thể, và khả năng thâm nhập của các doanh nghiệp vào các thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài [29].

Sự gia tăng mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn khi doanh nghiệp muốn có được lợi thế trong việc tiếp cận các cơ hội của thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện mà thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế thế giới những năm vừa qua.

Năng lực cạnh tranh của các ngành tham gia thương mại quốc tế có thể trở thành một đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt đúng với các nước nhỏ, khi mà năng lực cạnh tranh tốt cho phép họ vượt qua được những hạn chế về quy mô thị trường trong nước để khai thác hết những tiềm năng của ngành.

Một nền kinh tế mạnh phải có những doanh nghiệp mạnh. Năng lực cạnh tranh cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước nhằm chống lại những đe doạ từ môi trường kinh tế quốc tế, vốn ngày càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sự cạnh tranh này đang tạo những sức ép rất lớn lên mọi chủ thể của nền kinh tế, từ các nhà quản lý, đến lực lượng lao động và chính phủ. Trong một môi trường mà mọi doanh nghiệp cần phải liên tục cải thiện năng lực của mình để vượt qua những thách thức từ đội ngũ đông đảo các đối thủ, mỗi yếu kém về quản lý, lao động hay chính quyền đều làm tăng nguy cơ thất bại và có thể trở thành thảm hoạ đối với doanh nghiệp.

Đối với cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh có nghĩa là khả năng đạt được các tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân. Ở hầu hết các quốc gia, tiêu chuẩn sống được xác định bởi năng suất theo các nguồn lực được huy động, sản lượng của nền kinh tế theo đơn vị lao động hay đơn vị vốn sử dụng. Một mức sống cao cho mọi người dân của quốc gia có thể được duy trì nhờ sự nâng cao năng suất liên tục, nhờ có năng suất cao hơn trong các ngành hiện tại hoặc nhờ tham gia vào các ngành có năng suất cao hơn. Năng lực cạnh tranh của quốc gia có thể được đo lường thông qua mức độ và sự gia tăng của mức sống, mức độ và sự tăng trưởng của năng suất tổng thể, và khả năng thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp trong nước thông qua xuất khẩu và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?