Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống, môi trường xã hội, kinh tế đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm . Cạnh tranh kinh tế chính là những quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường, là sự ganh đua của các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy lợi ích (lợi nhuận) cao nhất trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và các lợi ích khác …. Theo nhà kinh tế học Mỹ, Michael Porter, Đại học Harvard Mỹ thì cạnh tranh kinh tế là sự giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: Nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất hàng hóa, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển… nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hóa, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.
Cạnh tranh kinh tế chính là những quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường, là sự ganh đua của các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy lợi ích (lợi nhuận) cao nhất trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và các lợi ích khác …. Theo nhà kinh tế học Mỹ, Michael Porter, Đại học Harvard Mỹ thì cạnh tranh kinh tế là sự giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam thì: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Khái niệm năng lực cạnh tranh. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành ba cấp độ: (1) Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia, (2) Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/sản phẩm, (3) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ba cấp độ này có mối liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cần thiết phải đặt vấn đề này trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên.
Một mặt, tổng hợp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong đó, các cam kết quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành/sản phẩm hàng hóa trong quốc gia đó.
UNCTAD thuộc Liên hợp quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là:” Năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc, hoặc nó cũng có thể được định nghĩa là năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền đẹp, rẻ của doanh nghiệp, hoặc nó còn được định nghĩa là sức cạnh tranh bắt nguồn từ tỷ suất lợi nhuận”.
Cạnh tranh hiện nay là khái niệm chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, nơi cung cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản, là linh hồn của sức sống thị trường. Theo quan điểm của P. Samuelson thi: “ Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường. [25, Tr 687].
Hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996).
Theo Bạch Thụ Cường [1], từ điển thuật ngữ chính sách thương mại lại quan niệm năng lực cạnh tranh là “năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác, quốc gia khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Theo Chủ tịch Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ [50]: “năng lực cạnh tranh là khả năng của một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và lành mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế”.
Diễn đàn Kinh tế thế giới [51] lại quan niệm “năng lực cạnh tranh là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”.
Theo Nhóm tư vấn về năng lực cạnh tranh [31]: “Năng lực cạnh tranh liên quan đến các yếu tố năng suất, hiệu suất và khả năng sinh lợi. Năng lực cạnh tranh là một phương tiện nhằm tăng các tiêu chuẩn cuộc sống và phúc lợi xã hội. Xét trên bình diện toàn cầu, nhờ tăng năng suất, hiệu suất trong bối cảnh phân công lao động quốc tế, năng lực cạnh tranh tạo nền tảng cho việc tăng thu nhập thực tế của người dân”.
Tóm lại, tất cả các định nghĩa về cạnh tranh trên đây đều là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế theo đó các chủ thể, cá thể huy động hết tất cả nguồn lực của mình, trên cơ sợ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giành các ưu thế trên thương trường để đạt được mục đích kỳ vọng và mục tiêu kinh tế (thị phần, khách hàng, tiện ích và lợi nhuận).
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh thì thì khái niệm về năng lực cạnh tranh được đề cập và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Trong luận án này chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh của ngành.
Năng lực cạnh tranh của ngành là thể hiện thực lực và lợi thế của ngành so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để đạt doanh thu cao. Đây là yếu tố nội hàm của mỗi ngành không chỉ được tính bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, nhân lực, tổ chức quản trị ngành, doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh hoạt động trong cùng một lĩnh vực.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế và của quốc gia cũng như các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố tác động đến năng suất lao động của quốc gia đó và là nhân tố đảm bảo thu nhập, sự phát triển bền vững của quốc gia tăng trưởng ổn định và lâu dài của nền kinh tế.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT