Xuất khẩu lao động là gì? Khái niệm xuất khẩu lao động

phát triển bền vững công nghiệp

Xuất khẩu lao động là gì? Khái niệm xuất khẩu lao động

Sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác để kiếm sống nằm trong phạm trù chung là di dân quốc tế (International Migration), di dân quốc tế bao hàm cả những người hoặc dòng người di chuyển từ nước này sang nước khác với nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều lý do khác nhau, trong số đó có một bộ phận thuộc lực lượng lao động (Laboru force).

Hiện nay, tại 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh có 60% lực lượng lao động là người nước ngoài, trong đó Arập Saudi là nước tiếp nhận nhiều dân di cư nhất, với 6 triệu người nước ngoài trên tổng số 28,1 triệu, tại nước này có tới 55% nhân công nước ngoài là người châu Á, ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và Oman là 85%, Baranh là 80%. Các nước có người di cư xếp theo thứ tự: Ấn Độ, Philippines, Banglades, Indonesia, Sri Lanka.

Trong đầu những năm 1980, kinh tế khu vực Đông Nam Á tăng trưởng, xuất hiện 5 nền kinh tế công nghiệp mới: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Malaysia làm chuyển hướng lao động từ các nước láng giềng và Tây Á. Như vậy, di cư lao động là một hiện tượng phổ biến trên thế giới do các nguyên nhân sau:

Một là phân bố tài nguyên không đồng đều: Đây là nguyên nhân đầu tiên và cũng là diễn ra sớm nhất, các nước có sự ưu đãi về tài nguyên khác nhau về đất đai, khí hậu, sông ngòi và đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, kim cương, dầu mỏ,…đòi hỏi sự di cư theo cơ chế tự nhiên cũng như những đòi hỏi trong quá trình phát triển ngành khai thác tài nguyên trên nguồn nhân lực để đáp ứng trong quá trình khai thác cũng như tài nguyên nhân lực cho các ngành dịch vụ phục vụ và công nghiệp khác, đó là lý do để tiếp nhận lao động nước ngoài.

Hai là chất lượng, trình độ phát triển xã hội: Các nước có sự phát triển kinh tế, xã hội khác nhau dẫn đến có sự bổ sung cho nhau những thiếu hụt trong nhu cầu của nước mình, thường thì các nước phát triển có nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực lớn, trong khi nguồn lao động trong nước thiếu vì tốc độ tăng dân số chậm, ngược lại các nước chậm phát triển, hoặc đang trong quá trình chuyển đổi thì dôi dư nguồn lao động vì không sử dụng hết. Dân số thường tăng nhanh vượt quá nhu cầu sử dụng lao động trong nước, bởi vậy có sự hợp tác nguồn nhân lực ở các nước này.

Ba là chế độ chính sách, tôn giáo, đạo giáo, phong tục tập quán, nguy cơ chiến tranh: Đây là di cư lao động không mang mục đích hợp tác lao động,  diễn ra hầu như do yếu tố khách quan gây nên, nhằm phù hợp với các đối tượng tôn thờ lý tưởng giống nhau, hoặc vì sự tồn tại của cuộc sống bắt buộc phải di cư lao động.

Bốn là mất cân đối về cơ cấu ngành nghề : Nhu cầu hợp tác lao động trong nguyên nhân này là nhằm tạo ra nguồn lao động tạm thời của các quốc gia thiếu lao động phục vụ cho một ngành một lĩnh vực có nhu cầu trong khoảng thời gian nhất định, như đối với các nước giàu thì thiếu một bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành nặng nhọc, nguy hiểm (câu cá mập, nạo vét ống khí, lau chùi tòa nhà,… ) còn các quốc gia nghèo thì thiếu chuyên gia,cán bộ kỹ thuật để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế.

Năm là chất lượng, giá cả sức lao động: Một số nước tuy không dư thừa sức lao động hoặc không thiếu nguồn nhân lực thực sự, xong do có sự chênh lệch về thanh toán giá cả sức lao động cũng như một số công việc đòi hỏi sự nhẫn nại, khéo léo của người lao động cho nên đã tiến hành xuất khẩu lao động, ví dụ như Malaysia, Bungary, Lào, Cu Ba, Hàn Quốc,… vừa xuất khẩu lao động nhưng cũng vừa nhập khẩu lao động, việc nhập khẩu lao động từ những nước mà thu nhập và mức sống của họ thấp hơn cũng đã làm thúc đẩy một lực lượng lao động mặc dù không thuộc nhóm người thất nghiệp nhưng cũng tạm gác việc của mình để tham gia xuất khẩu lao động, nhằm tăng thêm thu nhập trong một thời gian nhất định.

Sáu là xu hướng quốc tế hóa : Sự bùng nổ của khoa học, công nghệ trên phạm vi toàn cầu đã phá vỡ những bức ngăn của các ngành kinh tế riêng rẽ, phạm vi nhỏ hẹp mà thay vào là các tập đoàn xuyên quốc gia.Các hàng hóa nổi tiếng đã được sản xuất trên quy mô rộng và kèm theo nó là việc chuyển giao công nghệ và lao động mang tính quốc tế, vì vậy xu hướng quốc tế hóa hiện dang được mở mang trên quy mô toàn cầu. [18, tr. 6-10]

Một số thuật ngữ thường gặp trong di dân quốc tế như:

– Nhập cư (Immigration – Immigrant), khái niệm này chủ yếu đề cập tới các đối tượng từ nước ngoài tới một nước nào đó .

– Xuất cư (Emigration – Emigrant), khái niệm này chủ yếu đề cập tới các đối tượng ra đi từ một nước nào đó tới nước mà họ đến.

– Di cư ổn định (Pemanent Migration): Là các đối tượng sẽ định cư lâu dài khi tới quốc gia nhập cư.

– Di cư tạm thời (Temporary Migration): Đây là một di chuyển có thời hạn nhằm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, công việc cụ thể do quốc gia hoặc tổ chức gửi đến quốc gia nhập cư trong thời hạn nhất định, được thực hiện theo công ước quốc tế, hiệp định hoặc hợp đồng, thoả thuận, ghi nhớ. Trong di dân quốc tế hàm chứa nội dung của xuất khẩu lao động [66] :

Những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới,  sự phát triển kinh tế thị trường ngày càng lan rộng trên bình diện quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan của thời đại, vì vậy phân công lao động quốc tế luôn có những thay đổi là điều tất yếu. Việc phân công lao động quốc tế có đặc điểm sau:

– Nhóm các nước phát triển vừa có nhu cầu lao động đơn giản trong hệ thống cả ba lĩnh  vực:  Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, nhất là lao động trong các công việc thuộc nhóm 3D (Dirty: Bẩn thỉu, Difficult: khó khăn, Danggerous: nguy hiểm). Ngược lại bản thân các nước này lại đưa lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên viên bậc cao (lao động chất xám) đi làm việc ở các nước chậm phát  triển khác dưới hình thức chuyên gia, lao động kỹ thuật có mức thu nhập cao (ví dụ Nhật Bản với Việt Nam). Bên cạnh đó giữa các nhóm nước này cũng có trao đổi chuyên gia, kỹ thuật viên với nhau (Mỹ – Nhật bản, giữa các nước EU)

– Nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển cũng vừa có nhu cầu đưa lao động sang các nước phát triển và đang phát triển có nhu cầu thuê mướn lao động nhằm làm giảm sức ép việc làm trong nước và để tăng nguồn ngoại tệ (Việt Nam và Hàn quốc, Nhật Bản). Bên cạnh đó, ngay trong các nước này cũng có nhu cầu trao đổi lao động theo từng thời kỳ, từng thời vụ (Việt Nam và Lào, Malaysia và Thái Lan). Ngoài ra, các nước này còn nhập khẩu lao động chất lượng cao dưới các hình thức chuyên gia, kỹ thuật viên khi chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, lao động đã được xem như một loại  hàng hoá : hàng hoá sức lao động :

– Sức lao động : Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống và đang được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị nào đó (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, tập 1, tr.75). Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi người lao động là người tự do sở hữu năng lực của mình, thân thể của mình và chỉ đem bán sức lao động ấy trong thời hạn nhất định, mặt khác người chủ sức lao động không có khả năng bán những hàng hóa trong đó lao động của anh ta kết tinh, mà buộc phải bán chính sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của anh ta.

– Các thuộc tính sức lao động thể hiện bởi một số chỉ số cơ bản của sức lao động được kết tinh  trong giá trị của hàng hóa sức lao động, bao gồm:

 + Giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì sức lao động của công nhân ở trạng thái lao động bình thường.

 + Chi phí đào tạo theo tính chất phức tạp của lao động

 + Giá trị những tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế (con cái người lao động).

Ngoài ra giá trị của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện ra khi tạo ra giá trị thặng dư trong quá trình lao động.

Trong những năm gần đây, công việc đưa người lao động có tổ chức từ một quốc gia này tới một quốc gia khác có nhu cầu thuê mướn sức lao động đã trở thành phổ biến và thường được sử dụng bởi  cụm từ: Lao động xuất khẩu (Labour Export):  Là người lao động hoặc một tập thể người lao động có những tuổi khác nhau, sức khoẻ, trình độ nghề nghiệp và kỹ năng lao động khác nhau với những xuất phát điểm khác nhau.

 Như vậy có thể đưa ra khái niệm về như sau: Xuất khẩu lao động (Export of Labour), thực chất là xuất khẩu hàng hóa sức lao động, được hiểu là sự di chuyển lao động có tổ chức đi làm việc trong thời hạn nhất định ở nước ngoài thông qua các hiệp định về XKLĐ và các thỏa thuận khác giữa các quốc gia nhận và gửi lao động.

Tóm lại, những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại: Một là những nước dân số ít mà giàu tài nguyên (như Trung đông), hai là những nước đã phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, trong nhóm này cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp, FDI) những ngành có sử dụng lao động giản đơn số lượng lớn, đồng thời tại những nước công nghiệp này, những ngành có nhu cầu sử dụng lao động giản đơn quy mô khá lớn nên không thể chuyển ra nước ngoài hết được, nhiều công đoạn phải dùng đến lao động giản đơn nên có xu hướng nhập khẩu lao động loại này, họ thuê mướn lao động nước ngoài để giảm chi phí so với phải thuê lao động bản xứ (trong các nước phát triển vẫn còn một bộ phận lao động có trình độ thấp). Những lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-collar workes) được thuê mướn dưới nhiều hình thức và theo từng đơn hàng, từng giai đoạn, từng công xưởng, xí nghiệp. Tại Nhật Bản, ba loại công việc mà môi trường lao động không tốt luôn phải nhập lao động nước ngoài mà người Nhật gọi là 3K: Nguy hiểm (Kiken), Không sạch (kitanai), điều kiện khắc nghiệt (kitsui).

Những nước xuất khẩu lao động chuyên môn kỹ thuật giản đơn thường là những nước kém phát triển hoặc phát triển với tốc độ chậm mà không ưu tiên đẩy mạnh các các ngành dùng nhiều lao động, những nước này vừa đông dân số, vừa đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó hoạt động XKLĐ được diễn ra sôi động khi mà các chính sách mở cửa kinh tế của Nhà nước diễn ra theo hướng phát triển.

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước vừa nhập khẩu lao động lại vừa xuất khẩu lao động để phục vụ nhu cầu các loại lao động thực tế trong nước

Xuất khẩu lao động là gì? Khái niệm xuất khẩu lao động

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Xuất khẩu lao động là gì? Khái niệm xuất khẩu lao động

  1. Pingback: Các hình thức xuất khẩu lao động - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?