Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ công nhân viên nhà máy

Phát triển sản phẩm bancassurance

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ công nhân viên nhà máy

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC là một biện pháp quan trọng của các chủ thế quản lý về PCCC, đồng thời còn là trách nhiệm của những người đứng đầu cơ sở.

Mục đích của truyên truyền, giáo dục là làm cho mọi người hiểu và nắm được các quy định của pháp luật, các kiến thức phổ thông về PCCC, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động PCCC tại nhà máy.

Để công tác tuyên truyền nội dung nội quy PCCC được thường xuyên và liên tục, lãnh đạo đơn vị phải tổ chức phối hợp hài hòa các hình thức, biện pháp tuyên truyền với tính chất hoạt động và trình độ nhận thức của cán bộ, công nhân viên chức trong nhà máy.

Trước hết lãnh đạo phải tổ chức xây dựng lực lượng thực hiện công tác này, đó là đội ngũ tuyên truyền viên của nhà máy. Đội ngũ này có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cho cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị thực hiện tốt công tác PCCC trong đó có nội dung nội quy PCCC.

Tuyên truyền nội dung nội quy phòng cháy và chữa cháy có nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Có thể tuyên truyền riêng nội dung nội quy PCCC bằng nhiều phương pháp như:

– Tập trung đông đảo cán bộ, công nhân viên chức tại hội trường hoặc ngoài sân bãi rồi bố trí người tuyên truyền nội dung nội quy PCCC. Cán bộ tuyên truyền có thể là người của nhà máy hoặc có thể mời cán bộ cảnh sát PCCC. Thực hiện biện pháp này có ưu điểm là truyền đạt phổ biến thông báo tới nhiều người và mọi người có thể trao đổi trực tiếp với cán bộ tuyên truyền về nội dung nội quy PCCC.

– Phát thanh nội dung nội quy PCCC trên hệ thống truyền thanh của nhà máy. Phát thanh định kỳ 4 lần trong một tháng hoặc có thể phát đột xuất khi có sự cố cháy nổ, khi phát hiện các hành vi vi phạm nội quy PCCC trong nhà máy.

– Có thể kết hợp tuyên truyền nội dung nội quy PCCC với các hoạt động khác của nhà máy.

Trong các cuộc họp, hội nghị, tổng kết của đơn vị, lãnh đạo có thể quán triệt nội dung nội quy PCCC vào các buổi đó, thành phần dự các buổi này đa số là cán bộ chủ chốt của các bộ phận (phòng ban, đoàn thể quần chúng của nhà máy).

Trong chương trình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ hoặc trước các buổi chiếu phim có thể nhắc nhở, thông báo ngắn gọn về việc thực hiện nội quy PCCC trong nhà máy của mình. Chủ động phối hợp cùng các chương trình để tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên và theo từng đợt trọng điểm.

Để có nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp, cần phải nghiên cứu, đề xuất với người, cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, nghiên cứu soạn thảo phát hành các tài liệu tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các yêu cầu từng loại hình cơ sở. Tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, cô đọng, xúc tích thể hiện đầy đủ những nội dung có liên quan nhất là vấn đề quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ phát sinh lửa, sinh nhiệt; vấn đề xử lý khi có cháy xảy ra; vấn đề thoát nạn trong điều kiện cháy ở cơ sở, nhà cao tầng… Cần đưa ra những chỉ dẫn mang tính hướng dẫn như cẩm nang của từng cá nhân trong mỗi cơ sở.

Nâng cấp trang web chính thức của nhà máy, tập trung xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về an toàn cháy; chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; xây dựng lực lượng PCCC; phương tiện PCCC và CNCH; xây dựng, thực tập phương án chữa cháy; hướng dẫn các kỹ năng PCCC; quy định về thủ tục hành chính trong PCCC cùng toàn bộ cơ sở dữ liệu pháp luật trong lĩnh vực PCCC, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp có thể nghiên cứu, tìm hiểu, các vấn đề về PCCC và hoạt động quản lý nhà nước của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Xây dựng thế trận toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia PCCC, triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ tại nhà máy về PCCC. Để huy động sức mạnh của cán bộ công nhân viên nhà máy tham gia hoạt động PCCC, cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong tổ chức, chỉ đạo, triển khai, thành lập lực lượng tại chỗ, quản lý và duy trì tốt hoạt động của lực lượng này để lực lượng này trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC tại chỗ.

Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng các điển hình tiên tiến về PCCC. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cần được rút kinh nghiệm, chỉ ra những điểm mạnh, điểm tốt, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở, qua đó có phương thức thực hiện hiệu quả cao hơn. Các điển hình tiên tiến cần được tuyên dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng ra các cơ sở. Giữa các cơ sở cần có giao ước thi đua theo từng khu công nghiệp, hàng năm tổ chức các hội thao về nghiệp vụ PCCC giữa các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh, thành phố, vừa mang tính khích lệ, biểu dương, qua đó học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động PCCC từng cơ sở.

Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn về PCCC tại nhà máy. Để có hiệu quả cao thì việc phối, kết hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC của là rất quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho PCCC.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ công nhân viên nhà máy

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?