Giải pháp hướng dẫn các hoạt động phòng cháy tại nhà máy

Doanh nghiệp nhà nước

Giải pháp hướng dẫn các hoạt động phòng cháy tại nhà máy

Hướng dẫn hoạt động phòng ngừa cháy nổ là hướng dẫn thực hiện các hành vi ngăn chặn sự hình thành các yếu tố, điều kiện của sự cháy dẫn đến cháy. Đây là một nội dung quan trọng mà nội quy PCCC cần phải thể hiện được.

Tùy theo đặc điểm nguy hiểm cháy nổ riêng của nhà máy, từng khu vực nhà máy mà nội dung hướng dẫn có sự khác nhau nhưng nội dung hướng dẫn cơ bản phải tập trung vào hai yếu tố chính của sự cháy là chất cháy và nguồn nhiệt gây cháy ở cơ sở:

* Hướng dẫn sử dụng chất cháy:

Trong quá trình sản xuất luôn tồn tại những chất cháy có mức độ nguy hiểm cháy nhất định. Do đó, phải hướng dẫn sử dụng chất cháy nhằm đảm bảo không tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ.
Đối với những chất dễ cháy thì càng phải hướng dẫn hành động cụ thể kỹ càng hơn. Đối với phân xưởng xăng dầu là chất dễ bốc cháy. Do đó nội dung nội quy PCCC của phân xưởng cần phải hướng dẫn các yếu tố đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho xăng dầu. Trước khi sử dụng cần phải kiểm tra các phương tiện dụng cụ chứa đựng xăng dầu đã đảm bảo an toàn theo đúng quy định.

* Hướng dẫn sử dụng nguồn nhiệt:

Hướng dẫn sử dụng nguồn nhiệt là nội dung quan trọng của nội quy PCCC. Nội dung này nhằm hướng dẫn hành động để không tạo ra nguồn nhiệt có khả năng gây ra nguy cơ cháy nổ.

Nguồn nhiệt có khả năng gây cháy được hình thành từ nhiều dạng năng lượng khác nhau: điện năng, hóa năng, cơ năng, quang năng, nhiệt năng. Bởi vậy, cần phải hướng dẫn kỹ và đầy đủ mới đảm bảo không tạo thành nguồn nhiệt gây cháy.

Hướng dẫn hành động phòng ngừa cháy nổ là một nội dung rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo đặc điểm nguy hiểm cháy nổ chung của cơ sở, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ riêng của khu vực mà nội dung hướng dẫn phòng ngừa trong nội quy PCCC cần giới hạn hẹp lại, phù hợp với đặc điểm riêng. Xây dựng rõ nội dung này trong nội quy PCCC sẽ nâng cao được tầm tổng quát của nội quy PCCC chung cho toàn cơ sở.

Hướng dẫn hành động phòng ngừa cháy nổ là một nội sung cơ bản của nội quy PCCC. Khi soạn thảo nội quy PCCC phải được nghuên cứu kỹ đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của cơ sở, từ đó hướng dẫn hành động thiết thực, rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ, phù hợp với trình độc của cán bộ, công nhân viên trong toàn cơ sở đảm bảo đến mức tối đa tính phổ cập, mặt khác cũng phải quán triệt yêu cầu cao về sự nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học.

Nội dung chi tiết các hoạt động phòng cháy đối với các hạng mục thuộc nhà máy bao gồm:

– Xưởng sản xuất

* Biện pháp phòng cháy

 Công nhân trực tiếp sản xuất phải quản lý chặt chẽ các loại nguồn nhiệt, các thiết bị máy móc khi hoạt động có thể sinh lửa, nhiệt, các chất sinh lửa, nhiệt. Khi sử dụng phải có các biện pháp an toàn.

 Công nhân trực tiếp sản xuất phải thao tác vận hành máy móc, thiết bị đúng quy trình, thường xuyên kiểm tra các bộ phận sinh nhiệt, thực hiện bảo dưỡng định kì thiết bị máy móc.

 Công nhân trực tiếp sản xuất phải nắm vững các tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các loại nguyên vật liệu, vật tư hóa chất có trong cơ sở.\

 Bảo quản, sắp xếp các loại hàng hóa, vật tư thiết bị, hóa chất nguyên vật liệu theo đúng quy định và theo từng loại riêng biệt. Không sắp xếp chung các loại vật tư thiết bị nguyên liệu, hàng hóa mà khi tiếp xúc với nhau có thể tạo phản ứng gây cháy, nổ.

 Những nơi mà trong quá trình sản xuất sinh ra khí, hơi và bụi dễ cháy, nổ thì phải lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức hoặc cho thêm các phụ gia trơ hạn chế nồng độ lượng chất nguy hiểm cháy, nổ xuống dưới giới hạn cháy, nổ.

 Bố trí các thiết bị, dây truyền sản xuất và nguyên liệu có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ tại những khu vực khác nhau. Đảm bảo các khoảng cách an toàn về PCCC.

 Hạn chế để nguyên vật liệu, hàng hóa tập trung tại nơi sản xuất. Chỉ để các loại hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Các loại vật tư, nguyên liệu chưa sử dụng đến hoặc hàng hóa đã sản xuất xong phải để ở các kho riêng biệt, các loại dễ cháy, nổ phải bảo quản cách xa khu vực có nhiệt.

 Không sử dụng nguồn nhiệt, lửa trần trực tiếp ở những nơi có nguy hiểm vể cháy, nổ.

 Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trong các khu vực sản xuất.

 Định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức PCCC cho cán bộ công nhân viên và kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện nghiêm túc về AT – VSLĐ – PCCN.

 Xây dựng các nội quy, quy trình vận hành máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ, nội quy PCCC.

 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót về PCCC.

– Khu vực nhà xe
* Biện pháp phòng cháy

 Thường xuyên vệ sinh công nghiệp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ tránh để tồn đọng nhiều xăng dầu và hơi, khí xăng dầu và cỏ rác.

 Quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt, thiết bị máy móc phát sinh nhiệt.

 Phải có nội quy, biển cấm tại những khu vực nguy hiểm có bảo quản, vận chuyển, sử dụng xăng dầu.

 Hệ thống điện và thiết bị phải là loại an toàn, phóng nổ, không để có hiện tượng làm phát tia lửa điện.

 Trang bị đầy đủ tiêu lệnh, nội quy, phương tiện, vận dụng PCCC.

* Biện pháp chữa cháy

 Không dùng tia nước đặc phun vào đám cháy xăng dầu, vì dễ gây hiện tượng sôi trào hoặc làm xăng dầu bắn ra ngoài làm đám cháy phát triển lớn.

 Dùng bình chữa cháy loại bột phun trực tiếp vào đám cháy.

 Hệ thống điện: điện chiếu sáng được khống chế bởi cầu giao tổng tại phía ngoài.

• Chú ý khi chữa cháy

 Khi chữa cháy các đám cháy lỏng như: Xăng, dầu chú ý không phun trực tiếp tia nước đặc hoặc dùng các phương tiện chữa cháy phun sục vào bề mặt chất lỏng có thể làm tràn bắn tung ra khu vực xung quanh làm đám cháy càng lan rộng.

 Để chữa cháy đối với các bình khí hóa lỏng cần chú ý đề phòng bình bị nổ.

– Nhà ăn

* Biện pháp đề phòng

 Khi bếp bị tắt lửa đột ngột (thông thường do để ngọn lửa nhỏ) như gió thổi, nước trào… làm nhiệt độ giảm nhanh, cặp lưỡng kim pin nhiệt điện ngay lập tức đóng van gas lại không cho gas phun ra ngoài.

 Trường hợp bếp không có loại Rơ le an toàn này khi lửa tắt gas tiếp tục phun ra ngoài hỗn hợp với ôxy không khí tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ. Thời gian phun càng lâu vùng ngay hiểm cháy nổ càng nan rộng có thể gặp nguồn nhiệt gây cháy nổ.

 Rơ le an toàn khi quá nhiệt : Do sơ xuất , làm cạn phần lỏng đang sôi (nước, dầu, mỡ…) làm nhiệt độ tăng cao , đến 260 độ C đầu cảm sẽ điều khiển van gas đóng làm tắt ngọn lửa.

* Cách giải quyết rò rỉ khí gas

Quá trình sử dụng gas phải thường xuyên kiểm tra độ kín. Nếu phát hiện có rò rỉ gas phải thực hiện các thao tác sau:

 Tắt ngay bếp và các nguồn lửa khác xung quanh khu vực đặt bình. Chú ý không đóng hoặc ngắt các công tắc, thiết bị điện để tránh phát sinh tia lửa.

 Đóng ngay van bình gas.

 Thông gió để phát tán làm giảm nồng độ hơi gas. Có thể bằng việc mở các cửa, thông gió nhân tạo an toàn hoặc sử dụng bình khí CO2, N2 để làm loãng.

 Tìm chỗ rò bằng cách quét nước xà phòng (cấm dùng ngọn lửa).

 Bịt chặt chỗ rò, có thể bằng cách trát xà phòng vào chỗ rò sau đó quấn băng keo hoặc dùng dây cao su buộc chặt lại.

 Nếu không khắc phục được rò rỉ cần mang ngay bình ra nơi trống, thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa và khu dân cư.

 Cảnh giới cấm lửa tại khu vực bình rò rỉ , thông báo cho các cửa hàng , đại lý hoặc các cơ quan PCCC biết để có biện pháp xử lý.

– Trạm biến áp

 Việc lắp đặt, bố trí hệ thống điện phải tuân thủ nghiêm tiêu chuẩn an toàn điện và PCCC. Đặc biệt trong môi trường có nhiệt độ cao, có hóa chất ăn mòn, nguy hiểm cháy nổ phải chọn dây dẫn thiết bị đảm bảo an toàn, phù hợp với các khu vực đó.

 Mọi người không được tư ý mắc thêm dây dẫn, thay thế, sửa chữa đường dây, cầu chì, ổ cắm… khi không hiểu biết hay không được phép của người quản lý. Khi nối, các mối nối phải thật chặt, khoảng cách an toàn, nếu vị trí 2 chỗ nối tiếp xúc phải có lớp vỏ cách điện.

 Khi dây dẫn điện bị đứt,vỏ cách điện dập, ải mục, dây trùng chập, mối nối lỏng, cầu chì, cầu dao, rơ le bị hỏng, bị bụi bẩn cần sửa chữa, thay thế kịp thời theo đúng quy định vệ sinh sạch sẽ.

 Không được dùng kim loại dễ han gỉ để buộc, đóng, ghim lên dây điện.

 Không để các vật dễ cháy lên dây dẫn điện, thiết bị điện hoặc chồng các vật lên dây dẫn điện.

 Ngắt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc và khi ngủ.

 Lắp đặt hệ thống chống sét cho hệ thống điện.

 Lắp đặt thiết bị bảo vệ đúng tiêu chuẩn để kịp thời ngắt mạch khi xảy ra chập mạch.

• Chú ý:

 Cắt điện mới được chữa cháy

 Đề phòng điện lưu trong các thiết bị máy móc

Giải pháp hướng dẫn các hoạt động phòng cháy tại nhà máy

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?