Mục lục
Tìm hiểu những loại vị giác đặc biệt của chúng ta
Tuy không được công nhân là những vị cơ bản, nhưng hẳn lưỡi của các ấy cũng từng cảm nhận những vị đặc biệt này rùi đó.
1. Vị canxi
Rõ ràng là canxi có vị riêng chứ nhỉ? Bởi vì chúng ta dùng rau chân vịt, sữa và sản phẩm từ sữa, những món có hàm lượng canxi cao (mặc dù có thể nhầm với vị béo các ấy ạ), rõ ràng là mang một vị khác biệt hẳn. Có người miêu tả vị ấy hơi nhẫn nhẫn, đắng đắng và… bột bột nữa, cảm giác như có một lớp gì đó tráng trong miệng sau khi dùng bữa. Các nhà khoa học còn cho rằng sở dĩ trẻ em không thích ăn rau, bởi vì đa số các loại rau đều chứa một hàm lượng canxi, dù nhỏ nhưng vẫn đủ nhạy cảm với các bé.
2. Vị kokumi vừa miệng
Vị kokumi được khám phá ra bởi Ajinomoto, đồng thời cũng là người đã khám phá vị ngọt thịt umami – một trong năm loại vị giác cơ bản. Đơn thuần đó chỉ là cảm giác “ngon miệng” hay “vừa miệng”, thường thấy trong các món ăn giàu axit amin. Món ăn càng được ninh nhừ, nấu kỹ thì cảm nhận vị này xuất hiện càng nhiều. Nghe có vẻ mơ hồ quá các ấy nhỉ? Người Châu Âu vẫn còn nhiều hoài nghi về loại vị giác này lắm.
3. Vị cay xé lưỡi
Ăn cà ri đúng “chất Ấn” hay đơn thuần là cho ớt quá tay vào món ăn, và các ấy có thể tha hồ… sì sụp ăn mà nước mắt chảy ròng ròng, còn cơ thể thì như “ngồi trên đống lửa”!!! Khoa học không cho rằng đây là một loại vị giác, mà chỉ đơn giản là kích thích quá mức thụ thể nhiệt của một vùng trên lưỡi tên là TRPV1 mà thôi. Thế mà cơ thể lại “hiểu nhầm” là cơ thể chúng ta đang bị nóng, và thế là chúng ta đổ mồ hôi ào ào để… xả bớt nhiệt!
4. Vị the mát “tê cả óc”
Đổi ngược hoàn toàn với vị cay, ăn kem là các ấy luôn có cảm giác “tê lưỡi tê óc” này phải không? Thậm chí khi nhai kẹo bạc hà và uống một ngụm nước là chúng ta có thể cảm nhận một vị mát lạnh sảng khoái vô cùng. Đấy lại là một kiểu đánh lừa vị giác nữa đó các ấy, vì những món đó đã kích thích một thụ thể nhiệt có tên là TPRM8, đánh lừa não rằng cơ thể đang lạnh cóng trong khi đang ở nhiệt độ bình thường.
5. Vị kim loại tanh tanh
Các ấy thử miết tay vào một thanh sắt rồi nếm thử hay… liếm thử mặt bàn xem có vị gì không nè? Sau vị lạnh lạnh là một cảm giác tanh tanh hay nhẫn nhẫn gì đó rất khó chịu phải không nào? Thậm chí có khi lưỡi bạn còn dính chặt với tấm kim loại nữa cơ. Người xưa có thể ăn đất nhưng chẳng bao giờ ăn kim loại cả! Các nhà khoa học cho rằng khi kim loại tiếp xúc với lưỡi đã tạo ra một dòng điện sinh học nho nhỏ đủ để tạo ra cho bạn cảm nhận là lạ ấy.
6. Vị béo ngậy
Vị béo ngậy, giống như khi dùng bơ hay sốt mayonnaise, xem chừng có thể là một loại vị giác quan trọng thời nay đấy các ấy ạ. Khoa học đã chứng minh rằng nếu lưỡi của một người nhạy cảm cao với vị béo thì họ sẽ ăn ít hơn người ít nhạy cảm. Điều đó cũng khá dễ hiểu, bởi vị béo ngậy khiến chúng ta có cảm giác no giả đó mà. Tuy nhiên, khi đói, vị béo lại kích thích chúng ta muốn ăn hơn, vì lúc ấy não đang “kêu réo” đòi thêm năng lượng.
7. Vị ga sảng khoái
Tiếng sủi bọt xèo xèo cùng hàng đống bọt trào ra không ngừng từ soda, nước ngọt, bia, rượu champagne,… mà chúng ta quen gọi là ga, chính là từ CO2 đó các ấy. Mỗi lần uống nhiều nước ngọt có ga chúng ta đều cảm thấy như có hàng nghìn bong bóng nhỏ nổ lốp bốp trên lưỡi phải không nào? Các nhà khoa học đã chứng minh rằng có một loại men gọi là carbonic anhydrase 4, có trong tế bào nhú lưỡi cảm nhận vị chua, giúp ta nhận ra vị ga. Những tình nguyện viên sau khi uống một loại thuốc ức chế men này, sau đó dùng thử bia và nước ngọt có ga đều cho rằng giống như uống một cốc nước đường đơn thuần thôi!
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT