Tiến trình thể chế hoá cơ chế, chính sách về phát triển bền vững ở Việt Nam

hệ thống cây trồng

Tiến trình thể chế hoá cơ chế, chính sách về phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới dễ dàng đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử loài người và mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, nhận thức về Phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau và ngày càng rõ nét. Tư tưởng Phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ khá sớm và là vấn đề nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, đã được thể hiện trong các văn kiện, các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước phù hợp với từng thời kỳ khác nhau.

– Tư tưởng và mong muốn về Phát triển bền vững ở Việt Nam đã được hình thành ngày từ năm 1945, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, điều đó được thể hiện trong lời bài quốc ca của chúng ta là xây dựng “nước non Việt Nam ta vững bền”.

– Năm 1960, trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, Phát triển bền vững được thể hiện bằng cụm từ “tiến vững chắc” và đã được khẳng định “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm : Khái niệm phát triển bền vững công nghiệp[/message]

– Ngày 12/6/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Quyết định số 187-CT về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000.

– Năm 1992, Việt Nam chính thức ký Bản tuyên ngôn về môi trường và Phát triển bền vững tại Hội nghị về môi trường và Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro với sự tham gia của các nguyên thủ của 179 quốc gia trên thế giới.

– Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Luật này đã cụ thể hoá Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 trong công tác quản lý nhà nước về môi trường: giao trách nhiệm cho chính quyền các cấp, các cơ quan và mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường, tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hoạt động, các hành vi của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn xã hội. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực toàn cầu [36].

– Năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW trong đó nhấn mạnh: “bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở quan trọng bảo đảm Phát triển bền vững” [25].

– Năm 2001, tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2001-2010) Đảng ta đã khẳng định quan điểm xây dựng đất nước là: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [26].

– Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng cường xoá đói, giảm nghèo và định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam.

– Năm 2003, Chính phủ Việt Nam chính thức phê quyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó quan điểm về Phát triển bền vững được tái khẳng định: “bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững”.

– Ngày 17/8/2004, tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) [52]. Định hướng này thực chất là một chiến lược khung bao gồm: những định hướng lớn về kinh tế, xã hội và môi trường làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình và cùng phối hợp hành động nhằm bảo đảm sự PTBV của đất nước.

– Cũng trong năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó nêu rõ các quan điểm là “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của Phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho Phát triển bền vững” [27].

– Năm 2005, Chính phủ đã triển khai Chương trình hành động cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, phục hồi và từng bước nâng cao chất lượng môi trường, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

– Năm 2005, tại kỳ họp thứ VII Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Theo đó quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [37].

– Năm 2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, quan điểm Phát triển bền vững đã được khẳng định đậm nét hơn và đã trở thành khẩu hiệu hành động của Đại hội: “Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển vững” [29].

– Kế hoạch 5 năm 2006-2010 đã xác định rõ các mục tiêu Phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội đã được rà soát theo hướng Phát triển bền vững. Đặc biệt các chỉ tiêu kế hoạch về môi trường đã được chú trọng nhiều hơn, nhiều chỉ tiêu Phát triển bền vững đã được cụ thể hoá như: Đến năm 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên trên mức 43%, tăng diện tích cây xanh ở các khu đô thị; 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch; Đến năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; 40% các khu đô thị và 70% các KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường, 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện… [29].

Có thể khẳng định chắc chắn rằng tư tưởng, quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng, hành động cụ thể của Chính phủ, ý chí của toàn dân, nó xuyên suốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ và được cụ thể hoá thành mục tiêu Phát triển bền vững ở nước ta, được thể chế hoá bằng những văn kiện của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước.

Tiến trình thể chế hoá cơ chế, chính sách về phát triển bền vững ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?