Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory)

Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm

Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory)

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng việc dùng nguồn tài trợ từ nợ có ưu điểm là được hưởng lợi ích là lá chắn thuế. Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã phát triển tiếp và khắc phục được hạn chế của lý thuyết M&M về cấu trúc vốn khi bổ sung giả định có chi phí kiệt quệ tài chính.

Theo thuyết đánh đổi, cấu trúc vốn mục tiêu là điểm mà tại đó những lợi ích thu được từ việc tăng nợ bị triệt tiêu hết bởi chi phí khánh kiệt tài chính phải gánh chịu thêm. Tình trạng khánh kiệt tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không đủ khả năng để thực hiện các cam kết cho chủ nợ bởi EBIT thấp hơn tiền lãi phải trả. Phần lớn các trường hợp khánh kiệt tài chính sẽ dẫn đến phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh nghiệp do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977) [53]. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên vay nợ đến mức mà khoản lợi thuế từ một đồng vốn vay tăng thêm bằng khoản chi phí khánh kiệt tài chính tăng thêm từ việc vay vốn tăng thêm đó.

Thuyết đánh đổi được viết lại dưới công thức như sau:

Giá trị DN = Giá trị DN được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + Giá trị hiện tại của khoản lợi thuế Giá trị hiện tại của chi phí phá sản kỳ vọng

Hay VL=VU + t×D – PVchi phí phá sản kỳ vọng

Thuyết đánh đổi thừa nhận sự tồn tại của cấu trúc vốn tối ưu và các doanh nghiệp luôn hướng tới hệ số nợ mục tiêu. Hệ số nợ này phụ thuộc vào 2 yếu tố là thuế và chi phí phá sản kỳ vọng. Các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế cao và tài sản hữu hình an toàn thường dùng nhiều nợ hơn còn các doanh nghiệp có tài sản vô hình nhiều và mức sinh lời thấp thì sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Khi doanh nghiệp điều chỉnh cấu trúc vốn để hướng tới tối ưu sẽ làm phát sinh các chi phí liên quan, điều này lại làm doanh nghiệp khó hướng tới cấu trúc vốn mục tiêu. Các doanh nghiệp có thể cùng có hệ số nợ mục tiêu như nhau nhưng hệ số nợ thực tế các doanh nghiệp lại thường khác nhau. Khi doanh nghiệp đạt được hệ số nợ mục tiêu tức là doanh nghiệp đã đạt được cấu trúc vốn tối ưu.

Như vậy, thuyết đánh đổi đã xây dựng một công thức để xác định cấu trúc vốn tối ưu. Điểm tối ưu của cấu trúc vốn đạt được khi giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế do vay nợ thêm vừa đủ bù đắp cho sự tăng thêm trong giá trị hiện tại của chi phí khánh kiệt tài chính.

Thuyết đánh đổi có ưu điểm:

– Giải thích được các khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành. Chẳng hạn, các công ty tăng trưởng công nghệ cao, có tài sản hầu hết là tài sản vô hình thường sử dụng ít nợ.

– Làm rõ hơn tác động của thuế, chi phí khánh kiệt tài chính đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hạn chế của thuyết đánh đổi là:

– Chưa giải thích được tại sao một số doanh nghiệp vẫn thành công, kết quả kinh doanh tốt trong khi vay rất ít nợ, hay trong thực tế khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang cao và doanh nghiệp đang có nhu cầu về tài trợ bên ngoài thì công ty có nhiều khả năng phát hành cổ phiếu hơn là vay nợ.

– Chưa lượng hóa được hết các yếu tố để doanh nghiệp xác định cấu trúc vốn mục tiêu, gồm: Chi phí trực tiếp (chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí liên quan đến phá sản), chi phí gián tiếp (chi phí do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, nhân viên…).

Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?