Thực trạng và xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam

Thực trạng và xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có các định chế tài chính, ngân hàng tưởng như không thể bị ảnh hưởng như UniCredit, AIG, Merrill Lynch, Citi Group, JP Morgan Chase… Và tất yếu theo quy luật thị trường, hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, ngân hàng, nhất là ở Mỹ – nơi đã có hơn 40 ngân hàng bị phá sản và hàng chục ngân hàng tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong năm 2008 vừa qua1. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng đã gặp những thách thức, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm… đã làm cho nền kinh tế nói chung, trong đó có “hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn 20 năm đổi mới”2. Trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn trong kinh doanh, nhất là các ngân hàng nhỏ do phải cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước và phải đối mặt với việc thay đổi chính sách lãi suất, tỷ giá của Nhà nước để kiềm chế lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu3… Ngoài ra, một yêu cầu về tài chính đặt ra cho các ngân hàng là phải đạt được kế hoạch tăng vốn điều lệ tối thiểu theo lộ trình được quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, theo đó, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM cổ phần phải là 1.000 tỉ đồng, ngày 31/12/2010 phải là 3.000 tỷ đồng. Đối với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động, vốn lớn thì điều này không gặp khó khăn, nhưng đối với một số ngân hàng nhỏ thì đây thực sự là những khó khăn, nhất là trong giai đoạn thị trường chứng khoán kém hấp dẫn, các đợt IPO, phát hành bổ sung, tăng vốn… không thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư như cách đây hai năm.

M&A

Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam (NHVN), các giải pháp đưa ra là phải (i) kêu gọi các nhà đầu tư, nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) tiếp tục đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại các NHTM để trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng, qua đó tăng thêm sức mạnh về vốn, hỗ trợ nghiệp vụ, kinh nghiệm quản trị, quản lý… cho các ngân hàng (ii) cho phép mua lại, hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng nói chung, nhất là các ngân hàng nhỏ để tạo sức cạnh tranh, gia tăng thị phần, qua đó có thể hình thành các ngân hàng lớn, thậm chí là các tập đoàn tài chính – ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực (các hoạt động này gọi chung là M&A trong lĩnh vực ngân hàng). Trong thời gian vừa qua, nhất là trong những tháng cuối năm 2008, vấn đề M&A ngân hàng đã được nhiều báo chí đề cập4, các Bản nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Nhà nước cũng đã đưa ra đề xuất sáp nhập các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng hoạt động yếu kém. Nhà nước phải có giải pháp “xây dựng kế hoạch và cơ sở pháp lý cho hoạt động mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng nước ngoài)”5. Vì vậy, M&A ngân hàng là một trong những yêu cầu, đồng thời là một quy luật kinh tế tất yếu được đặt ra, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Thực trạng và xu hướng M&A ngân hàng tại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?