Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành may mặc

quản trị nhân lực

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành may mặc

Nhà nước cần phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài chính và các hỗ trợ khác, hợp lý vào việc phát triển ngành may xuất khẩu của Việt Nam sao cho tương xứng với vị trí công nghiệp chủ chốt và công nghiệp ưu tiên. Đã nhiều năm qua, ngành may xuất khẩu của Việt Nam luôn là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước do vậy đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho phát triển ngành này cũng phải xứng tầm với vị trí đó. Công việc xúc tiến thương mại cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất là tăng cường xúc tiến thương mại. Trong công tác xúc tiến thương mại ngành may mạc, cần tìm hiểu về thông tin thị trường. Thông tin thị trường là những vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu may hiện nay đang rất thiếu bởi những thông tin thị trường những doanh nghiệp này có được hầu hết đều do bên thứ ba cung cấp. Việc xúc tiến thương mại không chỉ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường mà cần chi tiết hơn ở điểm các tiêu chí của sản phẩm may cần đáp ứng ở mỗi thị trường như thế nào để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

Nhà nước và các hiệp hội cần tiếp tục duy trì việc tổ chức các hội chợ triển lãm thường kỳ về thiết bị công nghệ ngành dệt may và sản phẩm dệt may nhằm tạo điều kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp hay tổ chức với nhau. Các cuộc triển lãm hội chợ được tổ chức với qui mô quốc gia hoặc và quốc tế cần được duy trì nhằm mở rộng tầm hiểu biết và tăng cơ hội cho doanh nghiệp may Việt Nam trong việc hiểu và tăng cường năng lực của mình. Đồng thời, những hoạt động triển lãm hội chợ sản phẩm ngành may còn là cơ hội để các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam có thêm thông tin về các nhà cung cấp và khách hàng.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trong lãnh thổ Việt Nam cần được tổ chức ở nhiều địa điểm, đặc biệt tập trung vào những địa điểm gần với trung tâm kinh tế lớn của cả nước và gần với khu vực tập trung những doanh nghiệp may xuất khẩu, ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Bên cạnh những hội trợ triển lãm hiện tại, Nhà nước và các hiệp hội cần mở rộng danh mục các cuộc triển lãm như: thời trang hè thu, thời trang thu đông, thời trang đông xuân, thời trang quốc tế, thời trang Châu Á, thời trang ASEAN, hàng dệt may và phụ kiện, hàng dệt may và quà tặng, hàng tiêu dùng, thời trang và cuộc sống, hội chợ thời trang … Nhà nước và các hiệp hội cần lưu ý quan tâm đúng mức về kinh phí, hỗ trợ thủ tục hành chính, tổ chức dịch vụ tư vấn xây dựng gian hàng… để việc tổ chức các sự kiện thành công, thực sự trở thành cơ hội giao thương, học hỏi cho các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Sự có mặt của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam ở những sự kiện này là chưa đủ mà điều quan trọng là gian hàng của Việt Nam phải dễ nhận ra, gây ấn tượng, dễ dàng tiếp cận, mẫu mã phong phú và hấp dẫn…

Nhà nước và các hiệp hội cần tìm kiếm cơ hội, giúp các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam tham dự những hội chợ triển lãm ở các nước khác trên thế giới nhằm tăng cường cơ hội giao thương với các khách hàng ở các nước này. Đồng thời, Nhà nước cần tận dụng nhiều cơ hội và thậm chí có những chương trình nhằm quảng bá hình ảnh của hàng may Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.

Nhà nước và các hiệp hội cần tăng cường việc thực hiện những hoạt động hội nhập quốc tế như các hội chợ giới thiệu nhà đầu tư, giới thiệu chiến lược đầu tư của ngành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam tham gia các chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là công du tại những nước có thị trường có nhu cầu lớn về hàng may mặc hoặc những thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, Canada, các nước trong khối EU, Nhật… Nhà nước và các hiệp hội cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháp tùng các nhà lãnh đạo Chính phủ trong các chuyến viếng thăm các nước.

Trong các cuộc thăm quan các nước, các hiệp hội cần hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ để những chuyến viếng thăm của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam có hiệu quả như tìm hiểu thông tin địa bàn và thị trường, đặc biệt là phong cách tiêu dùng và tâm lý mua hàng, liên hệ trước với đối tác, tìm hiểu mong muốn của khách hàng, chuẩn bị mẫu mã để chào sản phẩm, luyện tập phong cách giao tiếp… Các mẫu chào hàng phải luôn luôn đổi mới, phù hợp với vùng địa lý, văn hóa và thời tiết của địa bàn được viếng thăm.

Thứ hai là tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực. Nhân lực là một yếu tố quan trọng trong xúc tiến thương mại. Trong chiến lược xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp may xuất khẩu, Nhà nước và các hiệp hội cần tập trung vào việc đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân thông qua tổ chức các khóa học, các buổi hội thảo với các diễn giả là những doanh nhân đến từ những doanh nghiệp may xuất khẩu lớn trong nước và trên thế giới để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ ba là tập trung vào phát triển sản phẩm. Hiện tại, các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam đang rất yếu ở khâu thiết kế và phân phối do vậy họ cần được hướng tới thiết kế sản phẩm. Nhà nước và các hiệp hội cần lưu ý đến việc hỗ trợ để các doanh nghiệp hoặc những trung tâm có thể cử các chuyên gia giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như NewYork, Millan, Tokyo… để tìm hiểu cách thức đưa những sản phẩm may ra thị trường như thế nào. Đặc biệt, trong lĩnh vực may xuất khẩu, những doanh nghiệp mạnh về thiết kế có mối quan hệ mật thiết, thậm chí lại chính là những doanh nghiệp phân phối nên việc học hỏi này sẽ đồng thời làm rõ hệ thống phân phối sản phẩm may trên thế giới.

Thứ tư là thiết lập hệ thống phân phối bao gồm mạng lưới văn phòng đại diện tại các quốc gia và khu vực. Nhà nước và các hiệp hội cần thiết lập một hệ thống phân phối hướng ra thị trường các khu vực và quốc tế. Mục đích của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam là thâm nhập vào hệ thống phân phối của hàng may trên thị trường quốc tế do vậy các doanh nghiệp phải chủ động thực hiện công việc này. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của những văn phòng đại diện là thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu và sự biến động của thị trường để cung cấp cho những doanh nghiệp trong nước, đồng thời, tìm hiểu các hệ thống phân phối hàng may xuất khẩu ở những nước này nhằm tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn những mắt xích quan hệ để đến gần khách hàng hơn.

Với những việc làm trên, ban đầu các doanh nghiệp có thể giảm bớt tỷ lệ hàng gia công xuất khẩu để chuyển một phần sang FOB kiểu I- OEM, sau đó là chuyển từ OEM sang ODM. Dẫu biết rằng đây là một quá trình gian nan, đòi hỏi sự thận trọng và cố gắng của các công ty và cả sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước. Tuy nhiên, để duy trì vị trí công nghiệp chủ lực và mũi nhọn xuất khẩu của ngành may thì đây là công việc cần phải làm, bằng không, Việt Nam vẫn mãi mãi chỉ là một công xưởng sản xuất hàng may đối với thế giới.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành may mặc

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?