Quy trình tuyển dụng nhân lực

Khái niệm về dịch vụ

Mục lục

Quy trình tuyển dụng nhân lực

Quy trình tuyển dụng nhân lực bao gồm 11 bước như sau:

1.Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực

“Nhu cầu tuyển dụng là số lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng, theo ngắn hạn và theo dài hạn cho các công việc và năng lực trong diễn biến hoạt động của doanh nghiệp”[1].

Vì vậy, làm rõ được nhu cầu chính xác của doanh nghiệp đối với nhân viên và thông qua phương pháp tìm kiếm hữu hiệu để thu hút nhân tài là điều kiện tiên quyết và là khâu quan trọng trong quá trình tuyển chọn và sử dụng nhân viên. Việc phân tích nhu cầu phải dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức và chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở hiện tại và tương lai của tổ chức đó.

2. Lập kế hoạch tuyển dụng[2]

Trong hoạt động tuyển dụng , một tổ chức cần xác định xem cần tuyển dụng bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Do có một số người nộp đơn không đủ điều kiện hoặc một số người khác không chấp nhận các điều kịên về công việc nên tổ chức cần tuyển dụng được số người nộp đơn nhiều hơn số họ cần thuê mướn.

Trong kế hoạch tuyển dụng , chúng ta phải xác định được các tỷ lệ sang lọc chính xác và hợp lý. Các tỷ lệ sang lọc giúp cho các tổ chức quyết định được bao nhiêu người cần tuyển cho từng vị trí cần tuyển. Các tỷ lệ sàng lọc thể hiện mối quan hệ về số lượng các ứng viên còn lại ở từng bước trong quá trình tuyển dụng và số người sẽ được chấp nhận vào bước tiếp theo.

Tỷ lệ sàng lọc có ảnh hưởng tới chi phí tài chính,tâm lý của người dự tuyển và kỳ vọng của người xin việc.Tỷ lệ sàng lọc ở các tổ chức ở nước ta hiện nay được xác định tùy theo ý định chủ quan của người lãnh đạo mà chưa có những căn cứ xác đáng trên cơ sở khoa học.Các tỷ lệ sàng lọc phần lớn do tính đặc thù của công việc,tâm lý xã hội của người xin việc quyết định,trong đó yếu tố thu nhập có ý nghĩa quan trọng nhất.Do đó,khi xác định tỷ lệ sàng lọc ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố để xác định như:

-Thị trường lao động

-Nguồn lao động

-Mức độ phức tạp của công việc

-Tâm lý chọn nghề của tập thể người lao động

-Kinh nghiệm của tổ chức trong công tác tuyển dụng.

3. Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng

3.1 Các nguồn nhân sự tuyển dụng

Các doanh nghiệp thường tuyển dụng nhân lực từ 2 nguồn, ở bên trong doanh nghiệp và ở thị trường lao động bên ngoài doanh nghiệp.Nguồn nhân lực bên trong thường được ưu tiên hơn nhưng nguồn nhân lực bên ngoài lại có quy mô rộng lớn hơn, nên được tuyển dụng nhiều hơn.

Nguồn nhân lực từ trong doanh nghiệp : là những người đang làm việc cho doanh nghiệp. Họ thường được lựa chọn cho những vị trí công việc cao hơn mà họ đảm nhận. Với nguồn nhân lực này, doanh nghiệp hiểu rất rõ về khả năng, tính cách của họ nên việc chọn lựa dễ hơn, chính xác hơn.Khi lựa chọn nguồn nhân lực này, doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo,chi phí tuyển dụng và vẫn duy trì được công việc như cũ ;kích thích được tinh thần, khả năng làm việc của nhân viên. Tuy nhiên khi sử dụng nguồn nhân lực này,doanh nghiệp sẽ không thay đổi được chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp: sinh viên các trướng ĐH,CĐ,các trung tâm dạy nghề, những lao động tự do hay những lao động đang làm việc trong các tổ chức khác.Với nguồn nhân lực rộng lớn này,doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn,nhưng lại cũng khó khăn lựa chọn hơn.Khi tuyển dụng từ bên ngoài,doanh nghiệp phải mất chi phí tưyển dụng, đào tạo,hướng dẫn…nguồn nhân lực này sẽ làm thay đổi chất lượng lao động của doanh nghiệp.

3.2 Các hình thức tuyển dụng nhân sự

-Tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông(báo chí,vô tuyến,mạng Internet…)

-Thông qua sự giới thiệu

-Thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm

-Thông qua các hội chợ việc làm

-Tuyển dụng trực tiếp tại các trường ĐH,CĐ

4. Xác định địa điểm và thời gian tuyển dụng

Doanh nghiệp cần xác định được những địa điểm cung cấp nguồn lao động thích hợp cho mình.Chẳng hạn,lao động phổ thông tập trung ở các vùng nông thôn,còn lao động đòi hỏi tay nghề,chuyên môn sẽ tập trung trong các trường ĐH,CĐ,trung học ,dạy nghề…Doanh nghiệp cũng phải lên được thời gian dài hạn,ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của mình.Kế hoạch thời gian tuyển dụng phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức đã xây dựng tương ứng (quy mô kinh doanh,tốc độ tăng trưởng,tính chất công nghệ).

5. Thông báo tuyển dụng

Quá trình thông báo tuyển dụng có vị trí quan trọng,nó được          quyết định bởi các phương pháp thu hút người xin việc.

Trong chiến lược thu hút nguồn nhân lực của mình,các tổ chức cần cân nhắc các hình thức kích thích để đưa ra khi công bố trên các phương tiện quảng cáo.

6. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

Ở bước này thì cán bộ nhân sự thường đánh giá ứng cử viên thông qua cách ăn mặc,lời ăn tiếng nói…qua đó tìm hiểu động cơ làm việc của ứng cử viên.

Phỏng vấn sơ bộ là để loại bớt các ứng viên không đủ yêu cầu.Trong quá trình phỏng vấn sơ bộ nếu phát hiện ra các ứng viên không có khả năng phù hợp với công việc cần tuyển chọn thì cần loại bỏ ngay,tuy nhiên để ra được quyết định này thì các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách kỹ lưỡng.

7. Xem xét đơn xin việc

Xét hồ sơ xin việc hay sàng lọc hồ sơ là thực hiện bước đánh giá đầu tiên trong quá trình tuyển chọn nhằm nhanh chóng loại bớt những ứng cử viên không phù hợp.Với mục đích này,việc nghiên cứu hồ sơ chỉ dừng lại ở mức kiểm tra xem ứng cử viên có đáp ứng được yêu cầu cơ bản hay không. Vì vậy,cán bộ nhân sự cần thận trọng khi quyết định loại bỏ một ứng cử viên rất tốt nhưng chuẩn bị hồ sơ không chu đáo.Hồ sơ xin việc của ứng viên có thể theo mẫu chung hay mẫu do công ty tự thiết kế.Tuỳ từng công ty mà có thể họ có hoặc không có mẫu riêng.

8. Kiểm tra trình độ của ứng cử viên

8.1 Thi viết[3]

-Ưu điểm: không mất nhiều thời gian,hiệu suất cao,cùng một lúc đánh giá được nhiều người,có độ tin cậy và hiệu quả cao trong việc sát hạch kiến thức,kỹ thuật và khả năng của thí sinh,kết quả đánh giá cũng tương đối khách quan.Vì vậy cho đến nay thi viết vẫn là phương pháp lựa chọn nhân tài thong thường nhất trong các doanh nghiệp.

-Hạn chế: không thể sát hạch được một cách toàn diện về các mặt như thái độ,phẩm chất đạo đức,tính cách cũng như khả năng quản lý tổ chức,khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác…của thí sinh .

8.2 Thi vấn đáp [4]

Cuộc thi vấn đáp có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyển chọn nhân viên:

-Tạo cơ hội cho bộ phận sử dụng nhân viên của doanh nghiệp quan sát thí sinh

-Thông qua thi vấn đáp hiểu được kinh nghiệm tri thức,khả năng cũng như hứng thú sở thích của thí sinh

-Tạo cơ hội cho thí sinh tìm hiểu doanh nghiệp và một số thông tin có liên quan đến công việc

-Tìm hiểu được thông tin của thí sinh ở những phương diện khác để lập ra quyết sách sử dụng.

8.3 Trắc nghiệm

Là một phương pháp khoa học, đánh giá những người tham gia trắc nghiệm thông qua một loạt các câu hỏi.

Có rất nhiều kiểu trắc nghiệm như:

-Trắc nghiệm tâm lý

-Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn

-Trắc nghiệm về tính cách và sở thích

-Trắc nghiệm về tính trung thực

-Trắc nghiệm y học.

8.4 Phương pháp mô phỏng tình huống [5]

Đây là phương pháp thường được sử dụng hiện nay,người tìm việc được đặt trong một tình cảnh thực tế(hoặc tương đối thực tế) để họ giải quyết vấn đề ở một phương diện nào đó.Trong tình huống này đòi hỏi thí sinh bộc lộ ra những khả năng có liên quan đến công việc,từ đó sát hạch được khả năng mọi mặt của thí sinh và căn cứ vào mức độ năng lực,tố chất của thí sinh để quyết định có sử dụng hay không.

Hiện nay,phương pháp thi trắc nghiệm tâm lý và phương pháp mô phỏng tình huống chưa được sử dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ,nó chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và hiện đại.

Do vậy, để áp dụng phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ tuyển dụng tài giỏi và có đầy đủ phương tiện kỹ thuật.

8.5. Phỏng vấn ứng cử viên

-“Phỏng vấn tuyển dụng là một hoạt động trao đổi thông tin trực tiếp được thiết kế để khám phá những sự thật về kiến thức,kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá khứ cũng như động cơ làm việc của ứng cử viên nhằm xác định xem liệu họ có thể làm tốt công việc không”[6].

-Hình thức phỏng vấn:

+Phỏng vấn tự do

+Phỏng vấn theo cấu trúc đã định trước

+Kết hợp cả 2 hình thức trên

-Người thực hiện phỏng vấn:

Số lượng người thực hiện phỏng vấn và ai sẽ là người phỏng vấn thì tuỳ thuộc vào mỗi công ty.Tuy nhiên,thông thường thì bao gồm có: cán bộ phòng nhân sự,GĐ bộ phận chức năng và GĐ  của công ty.

-Phương pháp phỏng vấn[7]:

+Phỏng vấn hội đồng: là phương pháp nhiều người phỏng vấn 1 người trong một buổi phỏng vấn.Công ty sẽ cử ra một vài người để phỏng vấn ứng cử viên.Phỏng vấn kiểu này khá tốn kém cho nên thường áp dụng cho việc tuyển dụng cho một chức vụ quản trị.

+Phỏng vấn căng thẳng: hầu hết các cuộc phỏng vấn đều hạn chế tới mức tối thiểu sự căng thẳng của ứng cử viên. Tuy nhiên đôi khi công ty lại cố ý tạo ra sự căng thẳng để xem ứng cử viên phản ứng thế nào trong một số tình huống nào đó.Loại phỏng vấn này chỉ áp dụng đối với các phỏng vấn viên có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cao.

+Phỏng vấn mô tả hành vi: là phương pháp phỏng vấn dựa trên lập luận rằng hành vi trong quá khứ là một chỉ số tiên đoán hành vi trong tương lai cũng như sự hoàn thành công việc trong tương lai.Phương pháp này đòi hỏi các ứng cử viên đưa ra các ví dụ cụ thể là họ đã giải quyết các vấn đề đó như thế nào hoặc đã hoàn thành công việc như thế nào.

+Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm

9. Kiểm tra lý lịch

Mục tiêu là muốn kiểm tra lại những thông tin mà ứng cử viên cung cấp cho các nhà tuyển dụng có chính xác hay không. Đồng thời thông qua thẩm tra họ mong muốn phát hiện những tiềm năng mới của ứng cử viên.

Công ty có thể liên lạc với cơ sở đào tạo ,người phụ trách,bạn bè đồng nghiệp để có thêm thông tin về ứng cử viên .

10.Quyết định tuyển chọn và kiểm tra sức khoẻ

Khi đã xác định được một danh sách chọn lọc bao gồm một số ít những ứng cử viên phù hợp nhất,vấn đề của doanh nghiệp lúc này là chọn ai lại phụ thuộc vào sự phù hợp của doanh nghiệp với ứng cử viên trên nhiều phương diện như : sự kỳ vọng của ứng cử viên,khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp,mục tiêu nghề nghiệp của ứng cử viên và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Khi đã được tuyển chọn thì bước cuối cùng kiểm tra sức khoẻ có để bảo đảm công việc hay không.Công việc này thường do bác sĩ tại doanh nghiệp kiểm tra trực tiếp.

11.Tuyển dụng bổ nhiệm

Khi ứng cử viên đã qua tất cả các bước trên thì được công ty ra quyết định bổ nhiệm và bắt đầu vào giai đoạn định hướng.

[1] Kỹ năng tuyển dụng,www.doanhnhan360o.com

[2] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.S Nguyễn Vân Điềm,quản trị nhân lực,nhà xuất bản LĐ-XH,2007,trang 103.

[3] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý,phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự,nhà xuất bản LĐ-XH,2005,trang133

[4] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý,phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự,nhà xuất bản LĐ-XH,2005,trang135

[5] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý,phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự,nhà xuất bản LĐ-XH,2005,trang139.

[6] Tuyển dụng đúng người “dụng nhân” đúng ngay từ khâu tuyển dụng-Bộ sách quản trị nhân lực,Nhà xuất bản trẻ ,2006

[7] Nguyễn Hữu Thân,quản trị nhân sự, nhà xuất bản Thống kê,1996,trang 176

Quy trình tuyển dụng nhân lực

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?