Quan điểm về phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc

mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Quan điểm về phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc

Quan điểm phát triển bền vững đã từng bước được tìm kiếm. Năm 1972, thế giới đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi trường nặng nề. Ngay cả với “thần kỳ kinh tế Nhật Bản” cũng nhận thấy ô nhiễm môi trường đô thị đã gây tác hại nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và phát triển đất nước. Trước thực tế đó và dưới sức ép của các nhà khoa học, Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường ở Stockhom Thụy Điển, thu hút sự tham gia của 113 quốc gia trên thế giới. Hội nghị này được coi là hội nghị đầu tiên của thế giới về vấn đề gắn phát triển với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người. Hội nghị đã ra tuyên bố xác nhận hiện trạng môi trường toàn thế giới đang xấu đi nghiêm trọng và kêu gọi nhân loại hãy cứu lấy trái đất, cái nôi của sự sống. Hội nghị đã thúc đẩy vấn đề môi trường ở các quốc gia. Hội nghị là cơ sở để thành lập Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc UNEP và Công ước quốc tế về buôn bán động vật quý hiến CITES. Hội nghị đã ra tuyên bố Stockhom về môi trường con người gồm 7 điểm và 26 nguyên tắc.

Trên phạm vi toàn cầu, nhân loại đang tìm cách đối phó với tình trạng cuộc sống ngày càng xấu đi do sự gia tăng của nghèo đói, bệnh tật, thất học do sự cách biệt ngày càng sâu sắc giữa giàu và nghèo và đặc biệt do sự xuống cấp không ngừng của môi trường. Trong bối cảnh đó, Liên hiệp quốc đã thành lập Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển vào năm 1983.

Tuy nhiên, khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) – Báo cáo “Tương lai của chúng ta”. Trong báo cáo này, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm chung về phát triển bền vững[/message]

Báo cáo Brundtland lần đầu tiên công bố chính thức và định nghĩa thuật ngữ “Phát triển bền vững”. Báo cáo cũng đưa ra cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài.

Năm 1991, một ấn phẩm quan trọng liên quan đến phát triển bền vững là cuốn “Cứu lấy trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững”, đồng ấn phẩm của ÏUCN, UNEF WWF, đã được xuất bản. Cuốn sách được Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường dịch, làm tài liệu giảng dạy trong nhiều khóa đào tạo sau đại học về sinh thái môi trường và phát triển của mình. Chín chương đầu cuốn sách được xem là “Những nguyên tắc của một xã hội bền vững”, nhằm mục tiêu vừa cứu lấy trái đất vừa vì một xã hội bền vững. Chín nguyên tắc đó là: 1-Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; 2- Cải thiện chất lượng cuộc sống con người; 3- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất; 4- Quản lí tài nguyên không tái tạo; 5- Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất; 6- Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân; 7- Để cho các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình; 8- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho phát triển bền vững; 9- Xây dựng khối liên minh toàn cầu để bảo vệ môi trường..

Bước ngoặt quan trọng nhất có thể nói là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã được Liên hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) (Hội nghị Rio – 92). Đây là cuộc gặp gỡ lớn chưa từng thấy của các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới. Đã có 179 nguyên thủ của các quốc gia tham gia hội nghị này. Thành công lớn hơn cả của Hội nghị là đã đưa ra được hai 2 bản tuyên bố mang tính nguyên tắc đó. Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Tuyên bố các nguyên tắc quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng. Hội nghị cũng đã ký kết hai công ước quốc tế là Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu và Công ước về đa dạng sinh học. Hội nghị cũng đưa ra chương trình nghị sự (Agenda 21) về các giải pháp phát triển chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Đây là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương nên lên các công việc cần phải làm, các biện pháp cần thực hiện và kinh phí cần phải có để thực hiện các công việc đó. Trên cơ sở những văn kiện này, các quốc gia soạn thảo, hiệu chỉnh chiến lược phát triển của mình và định hướng hợp tác toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường trên trái đất. Hội nghị này đã đánh dấu mốc quan trọng trong nhận thức và hành động của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững bằng việc thành lập ủy ban phát triển bền vững (Commission on Sustainable Development) và đưa ra định nghĩa về sự phát triển bền vững: “sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau”. Khái niệm về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đưa ra được tất cả các nước chính thức thừa nhận và cam kết thực hiện.

Mười năm sau Hội nghị Rio, nhiều thành tực đã được ghi nhận nhưng cũng có những thách thức mới. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về phát triển bền vững (WSSD) năm 2002 tại Johannesburg (Nam Phi) với sự tham gia của 166 quốc gia (Hội nghị Rio+ 10). Hội nghị lần này đã tiếp tục khẳng định các nguyên tắc và văn bản đã được thông qua ở Rio – 92. Hội nghị đã thông qua Bản tuyên bố Johannesburg và Bản kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững (Kế hoạch thực hiện Joha) ở cấp độ toàn cầu. Bản kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu quan trọng như giảm một nửa số người không được hưởng các điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường vào năm 2015, phục hồi trữ lượng nguồn thủy sản nhằm bảo vệ đa dạng sinh học vào năm 2015, hoặc bỏ hóa chất độc hại vào năm 2005 và cam kết về tăng cường sử dụng năng lược tái tạo như là một vấn đề cấp bách. Để thực hiện các mục tiêu trên, đa số các biện pháp được nêu lên đều liên quan đến sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhất là giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Cả hai hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đều xác định “Phát triển bền vững ” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
“Phát triển bền vững” chính là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu ở hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau Quan điểm này của Liên hợp quốc cũng là quan điểm chung nhất, được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới ngày nay.

Đây cũng là một quan điểm mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…Mục tiêu phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người tạo nên cuộc sống cân bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Quá trình thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững cũng chính là quá trình hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Như vậy, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là duy trì sự phát triển một cách liên tục, ổn định, mà hơn thế nữa là sự nỗ lực nhằm đảm bảo được sự bền vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là quá trình duy trì sự cân bằng giữa những nhu cầu của con người với tính công bằng xã hội, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường.

Phát triển, tự thân nó là một quá trình, nên phát triển bền vững cũng là một quá trình Không thể có một cái đích duy nhất cho phát triển, vì đích hướng tới của phát triển sự cải thiện tốt hơn cái đang có, thỏa mãn những nhu cầu liên tục thay đổi, nâng cao của loài người. Khái niệm phát triển bền vững được diễn giải như là một nguyên tắc, một cách thức phát triển mang tính đạo đức; Phát triển, cải thiện được tình trạng của mình mà không làm cho tình trạng của các chủ thể phát triển khác bị xấu đi (Tối ưu Pareto) Khai thác tài nguyên mà không làm cho tài nguyên tái tạo bị cạn kiệt và sự cạn kiệt của tài nguyên không tái tạo không làm tổn thương nền kinh tế, tổn thương quá trình phát triển. Vì vậy, để định hướng quá trình phát triển bền vững, cần thiết lập được hệ thống các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững.

Trong một thời gian khá dài, người ta đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế gần như là thước đo duy nhất của sự phát triển. Tuy nhiên sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới vào các năm 50 đến các năm 80 của thế kỷ 20, loài người nhận thức được rằng: chỉ riêng thước đo kinh tế không thể phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển hiện đại – phát triển bền vững. Do vậy phải xem xét lại và đánh giá đúng đắn các mối quan hệ: con người- trái đất phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa – bảo vệ tài nguyên, môi trường và cả các vấn đề xây dựng thể chế trong đó con người phải đóng vai trò trung tâm của sự phát triển Tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình, cần phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng của các thế hệ tương lai và các chi phó môi trường cho sự phát triển,…Hiểu được tất cả các yêu cầu trên chính là hiểu được điều cốt yếu của định hướng về phát triển bền vững.

Ngân hàng thế giới, trong các nỗ lực để hướng hoạt động tài chính của mình tới sự đảm bảo phát phát triển bền vững tại các nước đang phát triển, cũng đề xuất ra “Mười nguyên tắc phát triển bền vững”. Đó là: 1- Xây dựng các định hướng ưu tiên phát triển một cách thận trọng; 2- Sử dụng công cụ kinh tế thị trường nếu có thể; 3- Tăng cường tiết kiệm; 4- Tinh giảm bộ máy quản lí điều hành; 5- Khai thác mọi cơ hội cùng có lợi để tạo ra “hiệu ứng số nhân”; 6- Tạo cơ hội cho khu vực tư nhân hoạt động môi trường; 7- Đầu tư vào hiệp hội môi trường; 8- Quản lí quan trọng hơn công nghệ; 9- Phòng bệnh hơn chữa bệnh; 10- Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Quan điểm về phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Quan điểm về phát triển bền vững của Liên hiệp Quốc

  1. Pingback: Quan điểm về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?