Quan điểm về di sản văn hóa phi vật thể

tiểu luận

Quan điểm về di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hoá là phạm trù rộng lớn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những năm gần đây, nhiều công trình đã nghiên cứu về di sản văn hoá từ các góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều có quan niệm tương đối thống nhất về di sản văn hoá, dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần, nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân và có giá trị to lớn trong đời sống xã hội.

Di sản văn hoá cũng có thể được hiểu là tất cả những gì con người sáng tạo ra, khám phá ra và đã bảo vệ, gìn giữ được trong quá trình lịch sử. Như vậy, di sản văn hoá bao gồm những sản phẩm vật chất và phi vật chất hay sản phẩm hữu hình hay vô hình do con người đã sáng tạo ra. Các sản phẩm hữu hình như các công trình kiến trúc, điêu khắc các tác phẩm mỹ thuật và thủ công tinh xảo… Các sản phẩm phi vật chất là các giá trị tinh thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng. Khái niệm di sản văn hoá còn bao hàm cả di sản thiên nhiên do con người khám phá ra và đã bảo vệ tôn tạo chúng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ[/message]

Luật Di sản văn hoá được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2001 và được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã khẳng định: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.” Điều 1 của Luật Di sản văn hoá nêu rõ: “di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hoá khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [32, tr.12].

Trong Luật Di sản văn hóa, nghệ thuật trình diễn dân gian được xem là di sản văn hóa phi vật thể. Điều 4 của Luật Di sản văn hóa định nghĩa khái niệm di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [32, tr.12-13].

Tháng 10/2003, Đại hội đồng tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hiệp quốc (UNESCO) họp phiên thứ 32 cũng đã thống nhất quan niệm về di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá phi vật thể được các cộng đồng các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người [56, tr.3-4].

Về quan điểm di sản văn  hoá, một số nhà khoa học như  GS.TSKH. Tô  Ngọc  Thanh,  GS.TS.  Ngô  Đức Thịnh, GS. Đặng Đức Siêu, GS.TS. Nguyễn Chí Bền…cho rằng cách phân loại di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chỉ  mang tính  tương đối, bởi mọi hiện tượng văn hoá đều có phần vật thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất, mặt này tồn tại không thể thiếu mặt kia, văn hoá phi vật thể không thể tách rời văn hóa vật thể và ngược lại. Bởi lẽ dưới cái vỏ vật chất của sản phẩm văn hoá chứa đựng giá trị về năng lực sáng tạo, thẩm mỹ, ý nghĩa và nội dung thể hiện gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng, gắn liền với yếu tố lịch sử. Khi nghiên cứu di sản văn hoá cần phải đặt di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong mối quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ được những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của di sản văn hoá đối với đời sống xã hội.

Quan điểm về di sản văn hóa phi vật thể

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?