Quá trình hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam
Xi măng là loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội về xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng như cầu, đường, các công trình dân sinh, trường học và bệnh viện, rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp xi măng hiện đại [40]:
+ Là sản phẩm có ý nghĩa sống còn: Xi măng là thành phần chủ yếu của bê tông –hàng tiêu dùng có lượng tiêu thụ nhiều thứ hai trên hành tinh.
+ Một ngành công nghiệp phải đầu tư nhiều vốn. Chi phí xây dựng một nhà máy xi măng mới tương đương với doanh thu trong 3 năm.
+ Trang thiết bị thường xuyên được đổi mới.
+ Quy trình sản xuất sử dụng nhiều năng lượng.
+ Cường độ lao động thấp: Các nhà máy xi măng hiện đại đều được tự động hóa ở mức cao. Một nhà máy lớn chỉ cần 200 người vận hành.
+ Sản phẩm mang tính đồng bộ: Điều này khiến cho giá sản phẩm trở thành một thông số quan trọng nhất về doanh số bán hàng – yếu tố chất lượng không nói lên nhiều ý nghĩa.
+ Sản phẩm có chi phí thấp và khối lượng lớn: Do xi măng khá nặng, nên cước vận chuyển xi măng theo đường bộ rất cao và thường chỉ diễn ra trong vòng 300 km tính từ nhà máy.
+ Là thị trường có liên quan chặt chẽ với chu kỳ kinh tế: Việc tiêu thụ xi măng về bản chất được quyết định bởi hoạt động của ngành xây dựng, nên nó có liên quan chặt chẽ với chu kỳ kinh tế.
Ngành công nghiệp xi măng ở Việt Nam ra đời gắn với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Cơ sở sản xuất xi măng đầu tiên là Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Nhà máy được người Pháp khởi công xây dựng ngày 25/12/1899, là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương, với 2 lò có công suất 3 vạn tấn/năm. Trong giai đoạn trước năm 1990, ngành xi măng chậm phát triển do kinh tế đất nước còn khó khăn.
Giai đoạn 1990 – 1999, là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam. Sản lượng xi măng sản xuất ra không ngừng tăng lên, năm 1990 mới có 2,55 triệu tấn, năm 1995 là 5,24 triệu tấn. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu xi măng cả nước. Năm 1997 đã đáp ứng được trên 80% và đến năm 2000 đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về xi măng xây dựng trong cả nước. Tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng.
Giai đoạn 2000 – 2009, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành xi măng Việt Nam. Năm 2000, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ nội địa 13,29 triệu tấn xi măng chưa nằm trong top 20 nước sản xuất nhiều xi măng trên Thế giới. Năm 2005, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa Việt Nam là 28,8 triệu tấn. Giai đoạn từ 2000 – 2004, mức tăng trưởng về sản xuất và tiêu thụ xi măng vào khoảng 9 – 10%. Năm 2009, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa 45,5 triệu tấn xi măng. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước sản xuất nhiều xi măng trên Thế giới. Giai đoạn 2005 – 2009, bình quân nhu cầu sử dụng xi măng trên Thế giới hàng năm tăng 6,2%. Việt Nam hàng năm tăng trưởng về sản xuất và tiêu thụ xi măng vào khoảng 12 – 16%, nhập khẩu khoảng 3,5 – 4,5 triệu tấn clinker.
Giai đoạn 2010 – 2015, là giai đoạn mà các doanh nghiệp xi măng Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã khiến cho đà tăng trưởng về xây dựng của toàn xã hội suy giảm, tiêu thụ xi măng trong nước giai đoạn 2011 – 2013 giảm sút so với năm 2010. Năm 2014, tình hình kinh tế Việt Nam đã bước đầu được phục hồi, thị trường bất động sản đã ấm lên. Tình hình tiêu thụ xi măng khá hơn, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ 71 triệu tấn, tăng 15%, tiêu thụ nội địa 50,6 triệu tấn xi măng, tăng 10% so với năm 2013. Việt Nam đứng thứ 5 trong top các nước sản xuất nhiều xi măng trên Thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ). Năm 2015, tổng số lượng lò quay toàn ngành là 77, tổng công suất thiết kế là 81,15 triệu tấn xi măng, tổng sản lượng toàn ngành là 76,28 triệu tấn xi măng với hiệu suất huy động chung là 94%.
Sản lượng tiêu thụ là 72,93 triệu tấn xi măng, sản lượng tồn kho là 4,87 triệu tấn xi măng.
Quá trình hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT