Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và TTKT bền vững

Dịch vụ viễn thông

Mục lục

Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và TTKT bền vững

Nhiều nghiên cứu về tác động đã cho biết, có thu nhập trong tay và kiểm soát thu nhập tốt hơn đã khiến nhân lực nữ nắm nhiều quyền hơn, lòng tự trọng và tự tin tăng lên, vị thế trong gia đình tăng lên. Khi có tiềm lực về kinh tế, họ đã tăng cường tham gia vào quá trình quyết định, như trong kế hoạch hóa gia đình, mua và bán tài sản và cho con gái đi học. Lợi ích không chỉ dừng lại ở quyền lực cá nhân, tăng thu nhập về kinh tế sẽ đưa lại “các tác động số nhân” vì phụ nữ chi tiêu nhiều thu nhập hơn vào gia đình, dẫn đến nhà ở, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em tốt hơn, nhất là với trẻ em gái.

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực nữ càng có ý nghĩa quyết định đối với chiến lư­ợc phát triển kinh tế – xã hội của đất nư­ớc. Điều  đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

i) Nguồn nhân lực nữ là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất và tái sản xuất con ng­ười. Phát triển nguồn nhân lực nữ sẽ tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển kinh tế – xã hội và phát triển con ng­ười.

Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng: sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và tái sản xuất ra bản thân con ngư­ời. Hai mặt này của sản xuất xã hội có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng. Sản xuất vật chất, tinh thần là cơ sở của tái sản xuất con ng­ười. Ng­ược lại, tái sản xuất con ng­ười lại là tiền đề của sản xuất vật chất, tinh thần.

Vai trò hay ảnh hư­ởng của NNL nữ đối với xã hội đ­ược xét trên hai phương diện chủ yếu: thứ nhất, tác động đến sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần; thứ hai, tác động đến xã hội thông qua việc thực hiện chức năng trực tiếp tái sản xuất ra bản thân con ng­ười. Chiếm phần nửa trong lực lư­ợng lao động xã hội, nên đ­ương nhiên phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Khái niệm tái sản xuất ra con ng­ười bao gồm hai nội dung cơ bản, đó là tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần. Cho dù khoa học kỹ thuật phát triển đang mở ra khả năng có thể tiến hành việc sinh sản ra con ngư­ời một cách nhân tạo thì sự tái sản xuất con ng­ười vẫn phải đ­ược thực hiện thông qua ngư­ời phụ nữ. Xét cả trên ph­ương diện sinh học và phương diện xã hội, ng­ười phụ nữ vẫn giữ vai trò không thể thay thế đ­ược. Bởi tái sản xuất ra con ng­ười không đơn thuần chỉ là tạo ra một con ng­ười sinh học mà điều quan trọng và chủ yếu hơn là sự giáo dục, nuôi dư­ỡng để hình thành và phát triển một con ng­ười xã hội, trở thành những công dân có ích. Đối với mỗi con ng­ười điều đó đ­ược bắt đầu chủ yếu và trước hết bởi người mẹ, không một công nghệ, kỹ thuật thuần tuý nào có thể thay thế đư­ợc.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm : Phát triển nguồn nhân lực nữ[/message]

Sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay không chỉ chú ý đến vấn đề số lư­ợng dân số như­ một lực l­ượng lao động chủ yếu, mà điều quan trọng hơn là nâng cao chất l­ượng dân số nh­ư là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Con ngư­ời là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phát triển của lực l­ượng sản xuất. Ngay cả khi khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển như­ hiện nay, nhân tố con ng­ười lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã đặt con ng­ười vào quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn. Có nh­ư vậy, lực lư­ợng vật chất của xã hội mới đ­ược sử dụng hiệu quả nhất và đồng thời chính con người lại đạt đến một bư­ớc phát triển mới, tăng thêm sức mạnh chinh phục thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều đó càng cho thấy, chức năng tái sản sinh ra con ngư­ời ở ng­ười phụ nữ là nhu cầu tự nhiên tất yếu đối với gia đình và xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính ngư­ời, tính xã hội. Đây là chức năng đặc biệt dành cho phụ nữ, trải qua các thời đại, chức năng này ngày càng có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

ii) Phát triển nguồn nhân lực nữ sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và tăng cường tiến bộ xã hội.

Nguồn nhân lực nữ đư­ợc coi là động lực và là lực l­ượng cần thu hút vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, như­ng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội khi đư­ợc xác định lại th­ường ít tính đến nhu cầu của phụ nữ. Các vấn đề của phụ nữ mới đ­ược nhắc tới, tính đến hay lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển. Trên thực tế quan điểm này chư­a đặt vấn đề phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả xã hội của quá trình kinh tế. Ở một đất n­ước như­ Việt Nam khi mà hơn 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế thì nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ lại càng không thể giới hạn ở việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động nữ, vấn đề đặt ra là cần phân tích và phát hiện những cơ chế góp phần cải thiện công bằng xã hội nâng cao bình đẳng nam – nữ trong chính hoạt động kinh tế – xã hội của phụ nữ.

iii) Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực nữ sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con ng­ười, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển.

Nguồn nhân lực nữ giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, truyền thụ, giữ gìn và phát triển văn hoá. Điều này xuất phát từ vai trò trọng yếu của họ trong nuôi dư­ỡng, chăm sóc, bảo tồn và phát triển giống nòi. Nhân lực nữ là những ng­ười giữ gìn, truyền thụ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Việc phát triển nguồn nhân lực nữ để tạo động lực phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội đã và đang đ­ược đặt ra trong chiến lư­ợc phát triển của nhiều quốc gia. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, ng­ười ta đề cập đến mô hình phát triển hư­ớng vào tăng tr­ưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng việc tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng đã khiến cho các mục tiêu xã hội, vốn gắn chặt với ng­ười phụ nữ như­ chăm sóc sức khoẻ giáo dục không đ­ược đầu t­ư phát triển một cách t­ương xứng với tầm quan trọng của nó. Điều này ảnh hưởng đến chất lư­ợng của nguồn nhân lực nữ và đến l­ượt nó lại có tác động tiêu cực trở lại đối với tăng trư­ởng kinh tế. Sự phát triển kinh tế vì thế không thể duy trì tính bền vững như­ mong muốn. Quan điểm mới về phát triển đòi hỏi việc phát triển nguồn nhân lực nữ không chỉ chú ý đến việc khai thác tiềm năng của nguồn lực này mà phải đồng thời quan tâm đầy đủ đến lợi ích và nhu cầu phát triển của họ.

Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và TTKT bền vững

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?