Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

hiệu quả hoạt động kinh doanh

Mục lục [Ẩn]

Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

Con người với tư cách là chủ thể của mọi sự sáng tạo, kiến tạo nên xã hội. Vì vậy, ở mọi thời đại, chế độ xã hội, sự phát triển nguồn lực con người đều được đặt ở vị trí trung tâm. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nguồn nhân lực càng cần thiết hơn bao giờ hết, vì những lý do cơ bản sau đây:

1 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và vốn con người. Theo kết quả phân tích hồi quy hàm số sản xuất của các nền kinh tế Đông Nam Á, thì 60% tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là do đóng góp của tích lũy vốn vật chất và vốn con người. Hơn nữa, trong 60% đó, vốn vật chất đóng góp từ 35% – 49%, còn lại 51% – 65% là phần đóng góp của vốn con người (thông qua chỉ số về trình độ giáo dục) [90].

Hơn nữa, khi nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư vốn vật chất, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đều thống nhất rằng, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tăng cường khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị; đến lượt nó, hàm lượng vốn vật chất tăng sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư vào giáo dục – đào tạo.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là phải đầu tư vào giáo dục – đào tạo; chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao chính là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á. Kinh nghiệm cho thấy, chưa có một quốc gia phát triển nào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông. Các nước công nghiệp hóa mới (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông) và các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những thập niên 70 – 80 đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.

Nghiên cứu về mối tương quan giữa giáo dục với tăng trưởng kinh tế ở 74 nước có thu nhập thấp và trung bình giai đoạn 1960 – 1985, N. Birdsall, D. Ross và R. Sabot đã rút ra kết luận: nếu tỷ lệ học sinh tiểu học tăng lên 1% thì GDP tăng 0,62%; nếu tỷ lệ học sinh trung học tăng lên 1% thì GDP tăng 0,34%[72,tr.485-508].

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao[/message]

Cho đến nay, các nhà kinh tế đều đồng ý rằng, đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình bảo đảm việc làm và an sinh xã hội… được xem là hoạt động đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ trong một tổ chức nếu các cá nhân càng có năng lực thì khả năng tạo ra sự cải tiến, sự sáng tạo trong sản xuất càng cao. Vậy rõ ràng, chất lượng nguồn lao động (vốn con người) có yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả. Phát triển nguồn nhân lực sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

2 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH

Nguồn nhân lực được xem là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất và phát triển kinh tế – xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực càng cao càng thúc đẩy  nhanh quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH cả về quy mô và cường độ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động càng tiến bộ càng đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức… Đó là mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa chất lượng nguồn nhân lực (kết quả của phát triển nguồn nhân lực) với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải tạo ra sự tăng trưởng nhanh trên cả ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, tăng nhanh tỉ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Muốn vậy, phải phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt ở nông thôn, bởi vì, nếu không có lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo thì không thể đưa khoa học – công nghệ mới vào sản xuất, không thể nâng cao năng suất lao động xã hội; và tất nhiên, vì yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, mà không rút được lực lượng lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp để bổ sung cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về chất lượng lao động ở nông thôn đang là trở ngại trực tiếp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lao động trong khu vực.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH là quá trình tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm cả về số lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, bằng cách rút nhanh lao động thuần túy nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, lao động sản xuất nông nghiệp độc canh chuyển sang lao động nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Muốn vậy, cần phải tạo ra một lực lượng lao động đông đảo đã qua đào tạo, để một mặt đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, nhưng mặt khác là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp.

Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, tức gia tăng về số lượng, đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, là điều kiện và tiền đề thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

3 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động

Giáo dục mang lại cho mỗi cá nhân ở một trình độ nhất định việc làm và thu nhập (lợi ích cá nhân). Người có học vấn cao có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp. Nghiên cứu của Krueger và Lindahl cho thấy nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập trung bình một năm tăng từ 5 – 15% [80]. Nghiên cứu của Becker trước đó cũng công bố kết quả tương tự nhưng ông nhấn mạnh thêm giữa những người có cùng trình độ, thu nhập trung bình cũng khác nhau tuỳ thuộc vào giới tính và chủng tộc [70].

Theo lý thuyết vốn nhân lực của T.W. Schultz thì giáo dục – đào tạo đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân thông qua nâng cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động [85].

Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về mối liên hệ giữa phát triển giáo dục – đào tạo với mức tăng thu nhập bình quân đầu người và mức tăng trưởng kinh tế ở 113 quốc gia [66] cho thấy, giáo dục phổ thông có vai trò rất quan trọng đối với mức tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn từ Uganda, nơi có nền giáo dục tiểu học kéo dài từ lớp 1 đến lớp 7 cũng khẳng định điều đó. Nếu nông trại có một công nhân có trình độ lớp 4 thì sản lượng của nông trại sẽ tăng 7%, một công nhân có trình độ lớp 7 thì sản lượng nông trại sẽ tăng 13% so với những nông trại không có ai đi học [69, tr 426].

Tác động tích cực của trình độ giáo dục lên sản lượng cũng được minh chứng trong hàng loạt các nghiên cứu trắc lượng khác như: cứ thêm một năm đi học sẽ làm tăng sản lượng nông trại lên 2% ở Hàn Quốc, 5% ở Malaysia và 3% ở Thailand [66]. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho rằng, trình độ giáo dục cao hơn của người nông dân, bên cạnh làm tăng năng suất lao động của chính họ, thì còn có ảnh hưởng tích cực tới các nông dân khác xung quanh nhờ hiệu ứng lan truyền của vốn nhân lực.

Những nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới về mức tích lũy vốn nhân lực nhằm tạo ra tăng trưởng cũng đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở đó, có thể nói rằng phát triển nguồn nhân lực mà trung tâm là phát triển giáo dục – đào tạo là nhân tố cơ bản làm gia tăng năng suất, thu nhập của người lao động và thu nhập cao lại tạo ra các điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực.

4. Phát triển nguồn nhân lực tạo cơ hội công bằng

Do năng suất lao động thấp, diện tích đất canh tác ngày càng giảm, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp, đời sống dân cư còn thấp xa so với thành thị, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn tiềm tàng các vùng chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người dẫn đến tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến. Do vậy, phát triển Nguồn nhân lực là giải pháp kinh tế-xã hội đem lại sự thay đổi cho số đông dân cư để thu hút họ vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp và dịch vụ nhằm xoá đói giảm nghèo.

Thông qua phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và dinh dưỡng đã làm chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, có sức khỏe tốt, tuổi thọ tăng, có tay nghề cao, tiếp cận với việc làm, việc làm mức lương cao, tăng năng suất lao động tạo thu nhập giảm đói nghèo, nâng cao địa vị người lao động trong gia đình và xã hội.

5. Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội

Trở lên trên, liên hệ với lợi ích cá nhân, vì tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý nên người ta sẽ cảm thấy thoả mãn với chính bản thân mình. Người có tri thức thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khoẻ và vì vậy sống khoẻ hơn và hạnh phúc hơn. Helliwell và Putnam đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy ở những nước có nền giáo dục tốt, sự tin tưởng lẫn nhau và sự tham gia vào các hoạt động chính trị gia tăng. Người có tri thức thích tham gia vào các hoạt động xã hội và ít phạm pháp hơn. Những điều này góp phần làm giảm sự chi tiêu lợi tức xã hội như lương trợ cấp thất nghiệp, chi phí điều trị bệnh, chi phí cho việc đảm bảo an ninh trật tự… Và gần gũi nhất, nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng ít có nguy cơ thất học và chúng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn [77].

Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?