Nội dung quản trị rủi ro

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Mục lục

Nội dung quản trị rủi ro

1. Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro

Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Phương pháp nhận dạng rủi ro có thể là:

+ Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra;

+ Phân tích các báo cáo tài chính;

+ Phương pháp lưu đồ;

+ Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ;

+ Phân tích các hợp đồng.

Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với tổ chức tuy là công việc quan trọng, không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi đầu của công tác quản trị rủi ro. Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa… Để tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu thì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân, rồi tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro.

Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro có rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi loại rủi ro. Từ đó cần phân loại rủi ro, loại nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ít nghiêm trọng hơn… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Để làm việc này cần tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tổ chức. Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập Ma trận đo lường rủi ro:

Bảng 1.1: Ma trận đo lường rủi ro

                                Tần suất xuất hiện

Mức độ nghiêm trọng

Cao Thấp
Cao I II
Thấp III IV

Trong đó:

  • Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định, ( thường là năm, quý, tháng, …)
  • Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…

Trên hình  1.1, ta thấy:

  • Ô I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cũng cao;
  • Ô II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, nhưng tần suất xuất hiện thấp;
  • Ô III gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp, nhưng tần suất xuất hiện cao;
  • Ô IV bao gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện cũng thấp.

Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng cả 2 tiêu chí: mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thức tụ mới đến những rủi ro nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV.

2. Kiểm soát-phòng ngừa rủi ro

Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro được chia thành các nhóm:

– Các biện pháp né tránh rủi ro: đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro.

– Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: đây là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý thay vì trực tiếp bán hàng.

– Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Một khi không thể né tránh rủi ro nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để nắm rõ về đối tác.

– Các biện pháp chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Với những hợp đồng như vậy rủi ro sẽ được chia sẻ với cả bên mua và bên bán.

3. Tài trợ rủi ro

Rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, rủi ro có thể đến với bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. Do đó dù phòng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng không thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất. Vậy một khi tổn thất xảy ra thì phải giải quyết bằng cách nào ? Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn lực, về giá trị pháp lý. Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia thành hai nhóm:

– Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

– Chuyển giao rủi ro: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác; chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người khác, tổ chức khác trong đó có quy định chỉ chuyển giao rủi ro.

Nội dung quản trị rủi ro

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?