Vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp hóa

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Mục lục

Vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp hóa

1. Thuế là công cụ huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước để thực hiện quá trình công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa không thể phát triển được khi hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu thốn. Do đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, nó phục vụ tích cực cho phát triển các ngành công nghiệp, tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém, kinh tế tư nhân ít đầu tư vào lĩnh vực này nên thông thường Chính phủ các nước tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước cần phải có một số vốn nhất định. Để huy động nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên cũng như chi đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khác nhau chẳng hạn như: thuế, phí, lệ phí, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài, xổ số kiến thiết… mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm nhất định.

Ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa thì vai trò quan trọng thuộc về thuế. Sử dụng công cụ thuế để huy động tập trung nguồn lực tài chính có ưu điểm:

– Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn, đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập nộp thuế.

– Phương thức tập trung nguồn lực tài chính của thuế sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Do vậy, Nhà nước đảm bảo công bằng trong phân bố gánh nặng của các khoản chi tiêu công.

– Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó mà một bộ phận đáng kể thu nhập của xã hội được tập trung vào trong tay Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.

– Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp.

– Thuế là khoản thu không có đối phần cụ thể.

Chính vì những luận cứ trên, thuế luôn được coi là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nói như vậy, không có nghĩa là để đảm bảo vai trò thu thì phải tăng thu thuế bằng mọi giá. Nguồn thu thuế chỉ có thể tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và đạt năng suất, hiệu quả cao. Nếu Nhà nước dùng sức mạnh để thu thuế quá mức thì phần còn lại sau khi nộp thuế của người nộp thuế giảm xuống và dần dần dẫn đến tình trạng trốn thuế, nên bên cạnh đó, Nhà nước cần sử dụng thuế như một công cụ tài chính để thu hút vốn đầu tư.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam[/message]

2. Thuế là công cụ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo chiến lược công nghiệp hóa

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu của các nước tiến hành công nghiệp hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, chống tụt hậu xa, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu xã hội khác.

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi xét ở các phương diện khác nhau. Nếu xét ở phương diện đầu vào thì tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Có nhiều quan niệm khác nhau về tác động của vốn đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: vốn là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, hay chỉ là một
trong những nhân tố đầu vào cần thiết như mọi nhân tố khác.

Bằng thực nghiệm của các nhà kinh tế đã chứng minh rằng, vốn đầu tư đã đóng góp vào khoảng ½ tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển [31, tr 8]. Tính quan trọng của vốn đầu tư thể hiện ở chỗ, thiếu vốn thì những nguồn lao động, tài nguyên chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Muốn khai thác các nguồn lực này, đòi hỏi các nền kinh tế phải duy trì một mức vốn đầu tư nhất định. Thật vậy, theo phương trình Harrod Domar thì:

Mức tăng trưởng = Tỷ lệ đầu tư / ICOR

Căn cứ vào phương trình trên ta thấy mức tăng trưởng GDP quan hệ thuận với tỷ lệ vốn đầu tư. Với hệ số ICOR nhất định thì tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Theo tổng kết của ngân hàng thế giới về sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển thì nhóm các nước tăng trưởng cao, bên cạnh việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, luôn có tỷ lệ đầu tư lớn hơn các nhóm có mức tăng trưởng chậm [31, tr 8]. Như vậy, vốn có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải vật chất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

Đối với các nước khi tiến hành công nghiệp hóa, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, nhu cầu này thường vượt quá số tiền có được của ngân sách nhà nước, trong khi đó vốn là một trong những nhân tố tiền đề quan trọng giúp công nghiệp hóa thành công. Chính vì vậy, khi tiến hành công nghiệp hóa bên cạnh tăng vốn từ ngân sách nhà nước, các nước đều thực hiện chiến lược thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước. Để thực hiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước phải sử dụng hàng loạt các giải pháp, công cụ tài chính trong đó không thể thiếu là công cụ thuế.

Quá trình sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu là nhu cầu trên thị trường và giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, nhu cầu trên thị trường thông qua giá cả hàng hóa hình thành nên quan hệ cung-cầu, phát ra những tín hiệu cho các nhà sản xuất lựa chọn đầu tư vào đâu, sản xuất cái gì để đạt hiệu quả cao nhất, cho nên yếu tố “cầu” trên thị trường tăng lên hay giảm xuống sẽ có tác động làm thay đổi đến yếu tố “cung” trong sản xuất. Nếu xét trên góc độ “đầu vào” của sản xuất thì giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Giả sử giá bán hàng hóa, dịch vụ không đổi, nhưng thuế gián thu tăng sẽ làm giá cả thiết bị, vật tư, nguyên liệu tăng làm giá thành sản phẩm tăng và lợi nhuận doanh nghiệp giảm, nếu giá thành sản phẩm cao hơn giá bán thì nhà sản xuất sẽ bị lỗ vốn. Như vậy, giá cả “đầu vào” của sản xuất và giá bán trên thị trường là yếu tố quyết định nhà sản xuất có lợi hay không, thuế gián thu có tác động đến 2 yếu tố này. Bên cạnh đó, thuế trực thu tác động trực tiếp vào lợi nhuận làm ra, làm thay đổi lợi nhuận còn lại mà nhà sản xuất được hưởng, với cùng lợi nhuận nếu tăng thuế thu nhập lên thì lợi nhuận còn lại sẽ giảm đi và ngược lại.

Thực tế mục tiêu của nhà sản xuất là nhằm thu lợi nhuận tối đa chứ không phải sản xuất với bất kỳ giá nào, trong khi đó thuế lại có tác động trực tiếp đến lợi nhuận làm ra, lợi nhuận còn lại của nhà sản xuất, do đó chính sách thuế có tác động mạnh đến quyết định đầu tư của nhà sản xuất. Để thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư phục vụ công nghiệp hóa thì Nhà nước cần khuyến khích tích
lũy và tích tụ trong các đơn vị sản xuất để tạo vốn đầu tư, nên cùng với các chính sách khác, chính sách thuế phải được sử dụng một cách linh hoạt thông qua chế độ ưu đãi, miễn giảm, thuế suất hợp lý, việc thay đổi chính sách thuế của Nhà nước có thể ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển.

3. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường theo chiến lược công nghiệp hóa

Lịch sử đã chứng minh rằng, để công nghiệp hóa nhất thiết phải đồng thời phát triển kinh tế thị trường và dựa vào cơ chế thị trường để phân bổ các nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa. Nguyên lý này đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx khái quát thành lý luận, theo đó công nghiệp hóa tất yếu gắn với thị trường, với quá trình phát triển kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, công nghiệp hóa gắn với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước hoàn toàn có khả năng sử dụng thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều này xuất phát từ chức năng điều tiết của thuế. Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế để tác động vào các mặt của nền kinh tế như: tác động vào cơ cấu ngành kinh tế thông qua định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích xuất khẩu, mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển nguồn nhân lực, tích lũy tư bản… Như vậy, nội dung điều tiết của thuế đối với nền kinh tế, đối với sự nghiệp công nghiệp hóa rất rộng:

– Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn của sự nghiệp công nghiệp hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu và mục tiêu quan trọng hàng đầu được đặt ra trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa. Là công cụ phân phối và điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước, nên chính sách thuế có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, theo hướng tận dụng những lợi thế do toàn cầu hóa mang lại, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, khuyến khích các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển thông qua các phương pháp điều chỉnh của thuế, như khi áp dụng các chế độ thuế phân biệt đối với từng ngành kinh tế khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy
sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc hạn chế phát triển một số ngành khác.

– Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. Thông qua điều chỉnh mức thu thuế Xuất nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu so với hàng hóa trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa. Mặt khác, tác động đánh thuế cũng gây nên phản ứng của người tiêu dùng trong nước tạo nên sự lựa chọn của họ trong tiêu dùng. Ngoài ra, công cụ thuế còn được sử dụng để kích thích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hay ít nhất là giảm đến mức thấp nhất tính kém hiệu quả của sản xuất trong nước. Chẳng hạn, để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng nào đó thì Nhà nước có thể tăng thuế xuất khẩu để tạo áp lực tăng giá từ đó kích thích chuyển các nguồn lực sản xuất hàng xuất khẩu sang sản xuất những loại hàng hóa khác theo định hướng của Nhà nước.

– Thuế tác động đến tích lũy vốn của nhà sản xuất, một mặt sản xuất chiếm hữu và tư bản hóa lợi nhuận luôn luôn là mục đích cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước cần phải sử dụng thuế để điều chỉnh sự tích lũy đó phù hợp với lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế và lợi ích xã hội. Mặt khác, sự phát triển nền kinh tế, sự nghiệp công nghiệp hóa luôn đòi hỏi phải tăng nhanh vốn đầu tư cơ bản. Để phát triển nền kinh tế, Nhà nước cần khuyến khích tích lũy và tích tụ trong các doanh nghiệp để tạo nguồn vốn đầu tư, khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc thay đổi các chính sách thuế của Nhà nước có thể ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy vốn, do đó tác động đến quá trình đầu tư phát triển.

– Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp. Khi nền kinh tế có mức thất nghiệp cao thì cùng với việc mở rộng các khoản chi tiêu của Nhà nước, thuế cần phải được giảm để tăng tổng cầu và việc làm. Còn trong thời kỳ kinh tế lạm phát thì cùng với việc cắt giảm các khoản chi tiêu của Nhà nước, thuế lại được gia tăng để giảm tổng cầu.

Vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp hóa

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp hóa

  1. Pingback: Kinh nghiệm sử dụng thuế phục vụ công nghiệp hóa của một số nước trên thế giới - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?