Những quan điểm, định hướng đối với việc cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Những quan điểm, định hướng đối với việc cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam

Bộ Chính trị đã có kết luận về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2020 với một số định hướng chủ yếu là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM và CPH các NHTMNN nhằm nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, mở rộng qui mô và năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đạt mức độ an toàn và lành mạnh theo chuẩn mực quốc tế; tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo các cam kết đa phương và song phương.

Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 339/QĐ –TTg ngày 19/02/2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Mục tiêu cơ cấu lại các TCTD được xác định rõ là: “Cơ cấu lại một cách căn bản triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế”. Với các NHTMNN, định hướng tái cơ cấu là nhằm: “Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường, bảo đảm các NHTMNN thực sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được 1-2 NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và năng lực cạnh tranh”.

Các mục tiêu chính đã được xác định bao gồm:

Tăng cường năng lực thể chế và năng lực quản trị (cơ cấu lại tổ chức):

Sắp xếp đổi mới tổ chức bộ máy  phù hợp với thông lệ quốc tế. Sắp xếp lại đi đôi với mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch… và các kênh phân phối. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Tăng cường năng lực kiểm tra kiểm soát, hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập và chuyên nghiệp; phát triển hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại hoạt động):

Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTMNN để bảo đảm các NHTMNN có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn tự có, đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMNN. Tiếp tục cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng.

Những quan điểm, định hướng đối với việc cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?