Mẫu trắc nghiệm tuyển dụng nhân viên quản trị
Một số câu hỏi hay mà Luận Văn A-Z sưu tập khi tiến hành trắc nghiệm tuyển dụng nhân viên quản trị.
1. Vui lòng kể lại cho tôi về thời điểm khi Anh/Chị phải suy nghĩ về các viễn cảnh lâu dài và chiến lược cho công việc hàng ngày.
a. Ví dụ tốt nhất mà tôi có thể nêu lên là kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Chúng tôi đã thuê một số ngôi sao thể thao để quảng bá cho sản phẩm. Chúng tôi làm mọi thứ để giới thiệu nhãn hiệu đến công chúng. Chúng tôi gửi đi hàng ngàn bức thư quảng cáo. Chúng tôi đã bỏ ra một khoản ngân sách khá lớn cho chiến dịch này. Về cơ bản, mọi hoạt động đều tập trung vào nhãn hiệu chúng tôi đang cố gắng thiết lập. Mọi người trong công ty đều ý thức được nhiệm vụ này.
b. Phương pháp marketing của tôi nhằm mục đích duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới. Có một thách thức mà tôi phải đối mặt khi làm việc ở công ty trước đây là tình trạng số lượng khách hàng ngày càng giảm sút. Tôi đã làm việc với các nhân viên cấp dưới và phòng ban liên quan để hoạch định chiến lược giữ chân khách hàng và tiếp tục phát triển, mở rộng trong tương lai. Tôi quyết định thành lập các nhóm phỏng vấn khách hàng. Dữ liệu sau khi tập hợp sẽ được chuyển đến phòng marketing. Chìa khóa thành công của chương trình này nằm ở sự đóng góp và hỗ trợ của những người cùng làm việc với tôi.
c. Tôi thường cập nhật các thông tin trên thị trường và thỉnh thoảng hành động nhanh chóng để chiếm lĩnh thị phần. Chúng tôi luôn cố gắng tạo sự chú ý trong một thị trường cạnh tranh gay gắt. Tôi rất nỗ lực để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Tôi đã lãnh đạo thành công một số chiến dịch quảng cáo thậm chí ngay cả khi điều kiện thị trường không thuận lợi
2. Anh/Chị đã từng bao giờ phản đối ý kiến của người khác mặc dù điều nay sẽ gây nên mâu thuẫn chưa?
a. Có một biến cố đã xảy ra bên ngoài khuôn viên nơi diễn ra cuộc họp của giám đốc công ty tôi. Một số người phản đối đã vượt qua hàng rào bảo vệ và tràn vào trong. Tôi đã phải kháng cự lại họ dù chưa từng làm điều này bao giờ. Tôi đã trao đổi với từng người một và thuyết phục họ về những nguy cơ mà họ sẽ phải đối mặt. Đây không phải là phong cách làm việc của tôi, tuy nhiên tình huống trước mắt đã buộc tôi phải sử dụng quyền lực của mình để trấn áp đám đông đang mất bình tĩnh và thiếu sáng suốt. Phải thừa nhận là có những ngày làm việc vô cùng khó khăn, tôi thỉnh thoảng cũng có chút nghi ngờ về khả năng của chính mình. Tuy nhiên tôi luôn vững tin rằng tôi biết điều tốt nhất cho sự nghiệp lâu dài của mình. Và thực tế đã chứng minh, các hành động của tôi là hoàn toàn đúng đắn.
b. Tôi là một nhà quản lý rất kiên quyết. Đã có nhiều lần tôi đưa ra các quyết định mà không có được sự đồng ý hoàn toàn của các nhân viên, tuy nhiên đây là nhiệm vụ của tôi. Nếu nhận thấy một khoản chi tiêu hay chính sách không cần thiết phải tốn kém, tôi sẽ can thiệp và đưa ra quyết định huỷ bỏ. Tôi tin rằng người lãnh đạo có nhiệm vụ gánh chịu các rủi ro và đưa ra các quyết định không nhượng bộ.
c. Tôi đã trải qua một chặng đường đầy chông gai để đạt đến vị trí này. Tôi luôn tự hào về phong cách làm việc tập thể của bản thân. Tôi hiếm khi đưa ta các quyết định mà không cân nhắc đến mọi người xung quanh. Thỉnh thoảng cũng có một số mâu thuẫn nảy sinh, tuy nhiên nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp và sự thông cảm lẫn nhau, chúng tôi đã vượt qua tất cả. Chìa khóa thành công trong doanh nghiệp, theo tôi nằm ở việc tuyển dụng các nhân tài.
3. Anh/Chị làm gì đề lôi kéo người khác vào các mục tiêu của mình?
a. Tôi luôn đòi hỏi nhân viên của mình các kết quả làm việc hoàn hảo nhất. Phương thức của tôi là tất cả đều tập trung vào một mục tiêu và kết quả chung. Tôi đóng vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ trong khi các nhân viên chịu trách nhiệm cho quá trình triển khai.
b. Tôi tập trung vào các kết quả. Gần đây, đội của tôi được giao nhiệm vụ tăng lợi nhuận 25 % trước khi kết thúc quý 1. Tôi đã gặp gỡ với mọi người và đề ra các mục tiêu cụ thể. Tôi phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân. Chúng tôi đồng ý sẽ chia lợi nhuận cho các nhân viên sau khi hoàn thành mục tiêu đề ra. Bản thân tôi, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước ban giám đốc. Chúng tôi đã làm việc rất đoàn kết để có được một chiến dịch thành công. Theo tôi việc xác định các kết quả mong muốn, ưu tiên các công việc quan trọng và giao tiếp trong tập thể chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu bất chấp thời hạn eo hẹp.
c. Là một giám đốc tài chính, tôi có trách nhiệm làm gương cho các nhân viên cấp dưới. Tôi phải thiết lập các tiêu chuẩn và giám sát quá trình thực thi chúng. Mặc dù, tôi đánh giá cao các đóng góp của mọi người, tuy nhiên trách nhiệm hoàn thành mục tiêu cuối cùng vẫn thuộc về tôi. Tôi đề ra các định hướng và chắc chắn là các nhân viên khác phải hoàn thành công việc của họ. Họ có thể tham vấn tôi khi gặp vấn đề khó khăn hay vướng mắc. Tôi luôn sẵn lòng giải đáp.
4. Anh/ Chị đã bao giờ lập kế hoạch và quản lý một dự án vượt quá phạm vị hoạt động hàng ngày chưa? Nếu có, xin vui lòng kể lại
a. Tôi quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh dựa trên các báo cáo, vì thế việc bỏ qua nhiều chi tiết nhỏ của dự án là điều không tránh khỏi. Tôi là người vạch ra kế hoạch và chịu trách nhiệm điều hành, tuy nhiên mọi hoạt động triển khai hàng ngày đều do các nhân viên đảm nhận. Tôi đánh giá cao phương thức quản lý không gò bó. Tôi tin tưởng và tôn trọng công việc của họ. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên liên lạc và sẵn sàng khi họ cần đến ý kiến chuyên môn của tôi
b. Tôi đã hoạch định kế hoạch cho nhiều dự án ,vì thế có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi thường cố gắng xác định các mục tiêu, sau đó, trao đổi với các nhân viên. Các dự án thường biến động, vì thế tôi không đề ra một kế hoạch hay phương thức cứng nhắc để quản lý họ. Tôi chỉ hành động khi cần thiết. Mục tiêu chính của tôi là phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận.
c. Công ty của tôi phải thực hiện một dự án tiếp thị cho dịch vụ mới. Điều đầu tiên tôi thực hiện là hoạch địch chiến lược với tất cả các thành viên dựa trên hình ảnh của công ty và nhiệm vụ cần triển khai. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc phân tích bên trong, bên ngoài, phỏng vấn khách hàng và nghiên cứu xu thế thị trường. Chúng tôi đã phát triển một kế hoạch marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Thành công của dự án phụ thuộc phần lớn vào việc lập kế hoạch linh hoạt và sự trao đổi thường xuyên giữa các thành viên và tôi.
5. Anh/Chị làm gì để luôn theo kịp với những biến đổi trong lĩnh vực công nghệ và các ứng dụng của nó
a. Hình dung ra tương lai là một phần của quá trình hoạch định chiến lược. Tôi là người rất siêng năng đọc báo. Công việc chính của tôi là nâng cao giá trị của sản phẩm và mở rộng kinh doanh. Tôi thường để nhân viên của mình tự tìm hiểu các công nghệ mới. Tôi tin rằng không ai có thể là chuyên gia trên tất cả các lãnh vực ,vì thế tôi dựa vào sự giúp đỡ của mọi người để tiến đến sự hoàn thiện. Theo tôi, nhiệm vụ của người quản lý là tạo nên các quá trình kinh doanh đổi mới và đem lại lợi nhuận cao.
b. Tôi thường theo dõi các tiến bộ trong công nghệ và đánh giá cao các ứng dụng của chúng. Mặc dù không phải là chuyên viên kỹ thuật, tôi có thể sử dụng tất cả các ứng dụng hiện nay cũng như nắm vững các thuật ngữ chuyên môn về cơ bản. Tôi thường tham dự vào các cuộc hội thảo, họp mặt đoàn thể để học hỏi kinh nghiệm từ các công ty khác. Tôi cũng tham khảo các tạp chí công nghệ và đặt mua báo FastCompany dài hạn. Nguồn thông tin tốt nhất nằm chính trong nội bộ công ty tôi. Tôi trao đổi với các nhân viên IT ít nhất 1 lần/tuần để kiểm tra và cập nhật các phương thức làm việc mới.
c. Tôi có khuynh hướng xem công nghệ không thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Ngoài việc sử dụng e-mail, Internet, tôi không quan tâm đến vấn đề khác. Tôi chỉ cập nhật thông tin về các phần mềm quản lý hiện đại nhất. Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn là hoàn thành các doanh số đề ra. Các chuyên gia công nghệ thông tin có trách nhiệm về công việc này, không phải tôi. Tôi đã có rất nhiều thành công trong công tác marketing, bán hàng và quản lý. Tôi không chỉ tập trung vào khách hàng và các nhu cầu hiện tại. Tôi đề ra các tiêu chuẩn cao cho nhân viên và bản thân. Tôi tin rằng phương thức chỉ đạo theo nguyên tắc là chìa khoá thành công trong tương lai.
6. Anh/Chị xác lập kiểu quan hệ nào với các phòng ban khác trong công ty cũ?
a. Tôi đã làm việc cho nhiều phòng ban khác nhau như: tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng, kinh doanh và tiếp thị. Tôi đánh giá cao các công việc của những bộ phận này. Thách thức gần đây nhất của tôi là làm việc với phòng nhân sự và các nhân viên IT để thiết kế nên một công cụ quản lý gồm 360 cấp bậc. Mỗi bộ phần đều có những đóng góp khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đã cùng trao đổi và nỗ lực làm việc. Kết quả là, dự án đã thành công tốt đẹp
b. Chúng tôi tổ chức buổi họp cho tất cả các nhân viên quản lý 2 lần/tháng và chia sẻ các thông tin. Đây là cách tốt nhất để biết được các dự án từ những bộ phận khác. Tôi làm việc với những người lãnh đạo của các phòng ban tham gia vào dự án. Tôi không có thời gian để theo dõi thường xuyên mọi hoạt động của các bộ phận khác tuy nhiên tôi dựa vào họ để quản lý toàn bộ công ty.
c. Tôi luôn sẳn sàng hỗ trợ các phòng ban khác nếu họ cần đến chuyên môn của tôi. Theo tôi, nếu từng nhà quản lý điều hành tốt lãnh vực của mình, cả guồng máy sẽ vận hành trôi chảy. Khi chúng ta đặt chân vào công việc của người khác, mọi việc sẽ trở nên rối loạn. Phương pháp của tôi là làm việc thông qua những người lãnh đạo của các bộ phận. Tôi tập trung vào công việc của mình và thật sự không thể gánh vác thêm trách nhiệm nào khác.
7. Theo Anh/Chị, thế nào là khách hàng chính?
a. Khách hàng chính là những người luôn thanh toán các hoá đơn. Nếu khách hàng không thanh toán, việc kinh doanh sẽ không thể tiếp tục. Càng có nhiều khách hàng, doanh thu càng gia tăng. Tôi tin tưởng vào việc làm hài lòng khách hàng và đã thành lập nên một bộ phận phục vụ khách hàng tốt nhất. Các nhân viên này được huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Tôi cho phép họ làm mọi điều cần thiết để thoã mãn khách hàng. Tôi có rất nhiều nguồn khách hàng và đang kinh doanh thuận lợi.
b. Điều này thực ra phụ thuộc vào tình huống. Lãnh đạo công ty có vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực và sự ham thích làm việc của tôi. Tôi thích là thành viên của một đội ngũ năng động. Tôi đã làm việc với tất cả nhân viên trong đội từ khi công ty mới thành lập. Ý kiến của chúng tôi không giống nhau, tuy nhiên điều này không quan trọng. Tôi đã có những đội làm việc hiệu quả cũng như không hiệu quả. Và điều này thực sự ảnh hưởng đến sinh lực của cả nhóm.
c. Lãnh đạo đội ngũ quản lý sản phẩm là trách nhiệm của tôi; họ giúp tôi kiểm soát các khách hàng chính. Nếu họ thành công, công ty sẽ thành công. Công việc của tôi là tuyển chọn các nhân tài và đem lại hiệu quả cho hoạt động của công ty. Nếu chúng tôi có các giải pháp kinh doanh sáng tạo, tất cả chúng tôi sẽ chiến thắng. Tôi theo dõi và hỗ trợ cho tất cả các thành viên trong đội. Tôi kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp và làm việc với tất cả các cá nhân cho đến khi đạt được mục tiêu. Nhiệm vụ của đội là xây dựng các mối quan hệ với khách hàng. Các khách hàng chính là quan tâm hàng đầu của đội trong khi mối quan tâm của tôi là họ.
8. Điều gì dẫn Anh/Chị đến thành công
a. Điều này thực ra phụ thuộc vào tình huống. Lãnh đạo công ty có vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực và sự ham thích làm việc của tôi. Tôi thích là thành viên của một đội ngũ năng động. Tôi đã làm việc với tất cả nhân viên trong đội từ khi công ty mới thành lập. Ý kiến của chúng tôi không giống nhau, tuy nhiên điều này không quan trọng. Tôi đã có những đội làm việc hiệu quả cũng như không hiệu quả. Và điều này thực sự ảnh hưởng đến sinh lực của cả nhóm.
b. Sự cạnh tranh luôn là nguồn động lực to lớn đối với tôi. Tôi yêu thích chiến thắng. Tôi vận dụng nguồn năng lượng và quyết tâm này vào công việc khi phải cạnh tranh để có được các hợp đồng. Tôi theo dõi thường xuyên các hoạt động của những công ty khác và làm việc theo trật tự.
c. Tôi đề ra các tiêu chuẩn cao cho bản thân. Tôi luôn khao khát làm mọi thứ tốt hơn và vượt trên các tiêu chuẩn của sự xuất sắc. Thỉnh thoảng, tôi thậm chí còn đấu tranh với chính mình. Khi còn làm ở công ty cũ, có lần một nhân viên đã trình bày với tôi về một chương trình phát triển sản phẩm mà theo tôi nhận xét giải pháp thực hiện của anh ta không khả thi. Tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tiếp tục tìm kiếm cho đến khi có được câu trả lời tốt nhất cho vấn đề. Tôi không ngại khó khăn và thử thách.
9. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị
a. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi các nhân viên của mình không hoàn thành công việc đúng thời hạn .Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của công ty.
b. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi nên tập trung hơn. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi là người không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với các công việc khó khăn nhất. Tôi rất dễ chịu.
c. Điểm mạnh của tôi chính là khả năng giải quyết vấn đề và hướng đến thành công. Trong tất cả các công việc trước đây, tôi đều hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Mọi người biết đến tôi như một người làm việc có tư duy đầy sáng tạo. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích vị trí của mình, do đó thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện bản thân, tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn để rút giảm thời gian và nâng cao năng suất.
10. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
a. Công ty tôi hiện công tác đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm tất cả các chính sách dành cho nhân viên.
b. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lập lại ngày qua ngày. Tôi muốn tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc sống của mình.
c. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may, công ty tôi hiện đang làm việc không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy đã bỏ quá nhiều thời gian cho một công việc mà mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa.
11. Anh/Chị mong muốn mức lương bao nhiêu?
a. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 7.000.000. Tôi mong muốn được tăng lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 15% đến 20%.
b. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/ Bà có thể nói cho tôi biết về mức ngân quỹ của công ty dành cho vị trí này không?
c. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không là điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội.
Mẫu trắc nghiệm tuyển dụng nhân viên quản trị
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT