Lý thuyết xã hội học (sociological theory)
Lý thuyết xã hội học tập trung vào việc làm thế nào tổ chức được thành lập thông qua tương tác giữa con người, tổ chức và xã hội.
Covaleski và cộng sự (1996) cho rằng sự tồn tại của một tổ chức yêu cầu phù hợp với xã hội về hành vi có thể chấp nhận được để đạt được mức độ cao của hiệu quả sản xuất.
Các nhà lý thuyết xã hội học xem xét hệ thống kế toán quản trị về mặt thực tiễn xã hội hơn là chỉ về mặt kỹ thuật để đưa ra quyết định nội bộ và hiệu quả tổ chức. Thực tiễn kế toán quản trị phản ánh quyền lực chính trị và xã hội. Ví dụ, Wildavsky và Caiden (2003) lập luận rằng hệ thống ngân sách có thể được sử dụng cho mục đích khác ngoài vấn đề kiểm soát như sử dụng ngân sách để thiết lập và duy trì các mối quan hệ quyền lực hiện tại, bản chất chính trị của ngân sách thường quan sát thấy trong đời sống xã hội phức tạp.
Quan điểm về quá trình lao động trong các tác phẩm của Carl Marx nhấn mạnh sự phân chia giai cấp trong xã hội, mâu thuẫn giữa lao động, tiền lương và các nhà tư bản. Từ quan điểm của nhà tư bản, lao động cần được giảm thiểu và tối đa hóa giá trị thặng dư, không giống như các yếu tố khác của sản xuất. Do đó các nhà đầu tư phải kiểm soát được lao động cũng như quá trình lao động. Thông qua một số công trình như Hopper và Armstrong (1991), Collinson (1987), Oakes và Covaleski (1994), các tác giả đều lập luận rằng kế toán quản trị và thông tin chi phí là công cụ để khai thác hiệu quả sản xuất.
Foucault (1926-1984) sử dụng cách tiếp cận để nghiên cứu kế toán quản trị trong một bối cảnh chính trị và xã hội rộng hơn. Một loại của lý thuyết xã hội học thường được sử dụng là lý thuyết đại diện. Nó giải thích quá trình thể chế mà theo đó quy định, chuẩn mực hoặc thói quen đã trở thành hướng dẫn cho hành vi xã hội (Scott 2004). Như Covaleski et al.(1996) đã chỉ ra sự phù hợp với chuẩn mực xã hội của hành vi chấp nhận được và mức độ cao của sản xuất hiệu quả là tương đối quan trọng cho sự sống còn của một tổ chức.
Lý thuyết xã hội học cho thấy hệ thống kế toán quản trị trong DN không chỉ là những vấn đề mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội chung, nó liên quan đến các chế độ, chính sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong DN. Chính vì vậy các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và lợi ích DN phải gắn với lợi ích chung của xã hội. Ví dụ các tiêu chuẩn chi phí phải xây dựng trên cơ sở định mức chung của ngành, hay việc lập các kế hoạch về chi phí tiền lương phải trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, các thông tin về chi phí kế toán quản trị cung cấp cũng sẽ chịu sự tác động bởi các quy định của các chính sách thuế, chính sách tài chính của Nhà nước…
Lý thuyết xã hội học (sociological theory)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ