Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory)
Một lý thuyết cấu trúc tài chính khác được phát triển bởi Myers va Majluf năm 1984 về mối liên hệ giữa rủi ro và lợi nhuận của các nguồn vốn. Lý thuyết trật tự phân hạng hay còn gọi là lý thuyết thứ tự tăng vốn được phát triển từ nghiên cứu đầu tiên của Donaldson năm 1961, lý thuyết này giải thích các quyết định tài trợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng.
Thông tin bất cân xứng là một cụm từ chỉ ra rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của doanh nghiệp mình hơn là các nhà đầu tư bên ngoài. Thông tin bất cân xứng tác động đến sự lựa chọn giữa tài trợ từ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài và giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Điều này đưa tới một trật tự phân hạng, theo đó các phương án đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ mới, và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới.
Xem thêm: Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Opitmal capital structure)
Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là, khi mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính làm cho các chủ nợ hiện hữu cũng như giám đốc tài chính của doanh nghiệp lo lắng. Vì vậy, lý thuyết này giúp giải thích tại sao các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, thường có tỷ lệ nợ vay thấp hơn, không phải vì họ có các tỷ lệ nợ mục tiêu thấp mà vì họ không cần tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp hơn thì phát hành nợ vì họ không có các nguồn vốn nội bộ đủ cho hoạt động đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài.
Ngoài ra, trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay được coi là có tác động hạng nhì. Các tỷ lệ nợ thay đổi khi có bất cân đối của dòng tiền nội bộ, cổ tức và các cơ hội đầu tư thực sự. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỷ lệ nợ thấp. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn vốn phát sinh nội bộ thường buộc phải vay nợ ngày càng nhiều.
Lý thuyết này cũng giải thích mối tương quan nghịch trong ngành giữa khả năng sinh lợi va đòn bẩy tài chính. Thông thường, các doanh nghiệp thường đầu tư theo mức tăng trưởng của ngành. Do đó, tỷ lệ đầu tư sẽ tương tự nhau trong cùng một ngành. Với tỷ lệ chi trả cổ tức cho sẵn và không thể linh hoạt được thì các doanh nghiệp sinh lợi ít nhất sẽ có ít nguồn vốn nội bộ hơn và sẽ phải vay mượn thêm.
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng không đúng hết với mọi trường hợp của doanh nghiệp. Trong thực tế, có nhiều trường hợp công ty có thể dễ dàng đi vay nợ từ bên ngoài nhưng công ty vẫn lựa chọn hình thức tài trợ bằng phát hành cổ phần thường. Nhưng lý thuyết này đã giải thích được tại sao hầu hết tài trợ từ bên ngoài là nợ vay và tại sao các thay đổi trong các tỷ lệ nợ thường theo sau các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.
Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT