LV-Quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi

Quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi

 

1.1 Một số khái niệm chung

1.1.1 Con nuôi

Theo từ điển tiếng Việt con nuôi là con do người khác đẻ ra, xin về nuôi và được sự xác nhận của pháp luật. Như vậy theo định nghĩa trên con nuôi là người được người khác nhận nuôi và việc nhận nuôi này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận. Nói cách khác việc nhận nuôi phải được đăng ký, có sự xác nhận của pháp luật theo một trình tự thủ tục được quy định sẵn.

Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích: “Nuôi con nuôilà việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Khoản 3 điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam

Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân.

Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực tế. Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp lý.

Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ. Vấn đề này không nằm trong khuôn khổ phân tích của bài viết này. Trong phạm vi của bài viết này, chỉ xin bàn đến những dạng xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi trong thực tế mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Qua nghiên cứu cho thấy, trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi đã từng tồn tại một số dạng cơ bản sau:

– Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán.

– Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình.

– Nuôi con nuôi để lấy phúc.

– Nuôi con nuôi trên danh nghĩa.

– Nuôi con nuôi thực tế.

Download Luận Văn : “Quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi”

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?