Kinh nghiệm Braxin về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Braxin bắt đầu công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu ngay từ những năm 1930. Tuy nhiên, những thành tựu kinh tế yếu kém sau đó đã buộc Chính phủ phải thực hiện một loạt các cải cách nhằm loại bỏ các méo mó do chiến lược thay thế nhập khẩu gây ra và giảm lạm phát từ đầu thập niên 1960. Chính phủ đã thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư, cả trong và ngoài nước, định kỳ
giảm giá đồng nội tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu. Nền kinh tế Braxin đã đạt thành tựu ấn tượng về tăng trưởng trong giai đoạn 1968-1980.
Sau giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ”, nền kinh tế Braxin đã tăng trưởng chậm lại. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 2,57% trong cả giai đoạn 1981-2013; thậm chí nhiều năm có tăng trưởng âm: 1981 (-4,4%), 1983 (-3,4%), 1990 (-4,3%), 1992 (-0,5%) và 2009 (-0,3%).
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế[/message]Như chúng ta đã biết Braxin là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh. Tuy vậy, số người nghèo rất nhiều và liên tục tăng qua các năm: năm 2000 là 17,4% đến năm 2007-2008 là 31% (hơn 53 triệu người). Nếu xét trên phương diện “nghèo khổ tổng hợp”, chỉ số HPI (chỉ số nghèo khổ con người) là 9,7, xếp hạng 42 trong tổng số 135 nước đang phát triển được tính toán (số liệu năm 2006). Trung bình giai đoạn 1990-2007, dân cư có thu nhập dưới 1$/ngày chiếm 7,5% dân số, dân cư có thu nhập dưới 2$/ngày chiếm 21,2% dân số. Mặc khác, Braxin còn được biết đến là một quốc gia có tình trạng bất bình đẳng thu nhập xếp vào nhóm đầu của thế giới. Hệ số Gini liên tục tăng trong giai đoạn 1960-1990 và bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2000, nhưng hiện tại vẫn còn ở mức cao. Theo xếp hạng của World Bank thì Braxin vẫn xếp thứ 3 trên thế giới và là nước có hệ số Gini cao nhất ở Mỹ La tinh. Như vậy, vấn đề bất bình đẳng thu
nhập ở Brazin vẫn là rất nghiêm trọng.
Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin
Năm 1960 1970 1980 1990 2000 2005 2012
Gini 0,50 0,56 0,59 0,63 0.60 0,57 0,53
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Tóm lại, Braxin đã không thành công trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Điều này thể hiện: (i) tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được như ý muốn trong thời kỳ đầu của mô hình phát triển, càng về sau, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại và không ổn định; (ii) Nền kinh tế có nhiều dấu hiệu thiếu bền vững, Braxin trở thành một nước vay nợ nước ngoài cao, tình hình tài chính tiền tệ trong nước luôn rơi vào tình trạng bấp bênh với giá trị đồng tiền trong nước luôn có xu hướng mất giá, cán cân thanh toán ngày càng trở nên tiêu cực; (iii) Bất bình đẳng ở Braxin hiện vẫn đang ở nhóm cao nhất thế giới, sự bất bình đẳng cao kéo theo nhiều biểu hiện không tích cực khác về xã hội; (iii) Chính sự bất bình đẳng lớn của Braxin đang là yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Những biểu hiện của sự không thành công trong mô hình phát triển buộc chính phủ Braxin hiện nay phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề, cả về kinh tế và xã hội để có một Braxin tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững hơn.
Kinh nghiệm Braxin về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ