Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

giả thuyết nghiên cứu

Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Các quốc gia có thể lựa chọn rất nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Hàn Quốc đã lựa chọn mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập. Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rõ nét qua các chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của hai lĩnh vực này.

Thứ nhất, Chính sách khuyến khích tăng trưởng nhanh, thông qua việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã có những chính sách nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân và sự can thiệp của Nhà nước trong những lĩnh vực kinh tế cần thiết.

Thứ hai, các chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không gây ra tăng bất bình đẳng. Hàn Quốc bắt đầu quá trình tăng trưởng nhanh bằng việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động (công nghiệp dệt, may, chế tạo…). Cụ thể, trong những năm 1960 sản lượng công nghiệp tăng 17%/năm và xuất khẩu chủ yếu là
hàng chế tạo tăng trưởng lên đến 36%/năm trong giai đoạn từ 1967 đến 1972. Tuy nhiên, đầu thập niên 1970 giá nhân công bắt đầu tăng và cơ khí hóa mạnh mẽ, việc dựa vào việc xuất khẩu sản phẩm dựa vào lợi thế lao động không còn phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc đã chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn (hóa dầu, thép, đóng tàu, ô tô, điện gia dụng…). Do vậy, đến cuối những năm 1970 ngành hóa chất và công nghiệp nặng đã sản xuất khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của
Hàn Quốc.

Thứ ba, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Điều này thể hiện trong các chính sách về phân phối lại, chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông cho các vùng khó khăn…. của Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục đảm bảo cho người dân được nâng cao trình độ, mạng lưới chăm sóc sức khỏe được tổ chức chu đáo, tất cả đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện sống ngang nhau ở tất cả các vùng trong cả nước.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Kinh nghiệm Braxin về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế[/message]

Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950–1953) Hàn Quốc đã từng được biết đến là một trong những nước nghèo nhất thế giới với diện tích nhỏ, nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và dân số đông. Trong suốt giai đoạn phục hồi sau chiến tranh từ 1953 đến 1961 Hàn Quốc tăng trưởng rất chậm so với các nước láng giềng. Nhưng từ khi bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do Quân đội Hàn Quốc khởi xướng năm 1962, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 7.8%/năm. Trong thập kỷ 1970, mặc dù kinh tế thế giới bị suy giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ nhưng kinh tế Hàn Quốc vẫn tăng trưởng nhanh khoảng hơn 8%/năm. Đến thập kỷ 1980 Hàn Quốc và các nước khác như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan được biết đến như là những “con rồng của Châu Á” và là một minh chứng cho sự thành công của các nước đang phát triển. Bước sang thập kỷ 1990 mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực, nhưng nền kinh tế Hàn Quốc vẫn có những bước tiến đáng ngạc nhiên về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc còn được ghi nhận là một quốc gia có phân phối thu nhập khá công bằng. Hệ số Gini của Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 0,3. Nhìn một cách chi tiết, bức tranh phân phối thu nhập của Hàn Quốc có thể được chia thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (1965-1975): phân phối thu nhập được cải thiện ngay từ đầu trong quá trình công nghiêp hóa là do giai đoạn này chính phủ chỉ đạo xuất khẩu theo định hướng kinh tế và hỗ trợ các lao động trong ngành công nghiệp. Kết quả là thu nhập của người lao động tăng, góp phần phân phối thu nhập công bằng hơn. Ngoài ra trong thập kỷ 1960 phong trào di dân từ nông thôn ra thành thị còn thấp nên chênh lệc mức sống của 2 khu vực này chưa rõ nét.

Giai đoạn 2 (1975-1982): Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng. Nguyên nhân là do lạm phát giai đoạn này tăng cao, từ 10% năm 1960 lên đến 20% năm 1970, bên cạnh đó thời gian này chính phủ đang ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nên các công ty thường được hỗ trợ lãi suất, và có chính sách lương cứng nhắc cho người lao động có tay nghề nên đã làm cho bất bình đẳng gia tăng.

Giai đoạn 3 (1986-1996): Khi lạm phát được kiếm chế, nhu cầu lao động có tay nghề không còn tăng cao như giai đoạn trước do cơ cấu giáo dục đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, Chính phủ cũng không hỗ trợ các công ty trong sản xuất kinh doanh nữa. Do đó bình đẳng lại được cải thiện và hế số GINI giảm liên tục xuống chỉ còn 0,291 vào năm 1996.

Giai đoạn 4 (1997 đến nay): Có xu hướng gia tăng hệ số GINI (năm 2005 là 0,351). Nguyên nhân là do: thứ nhất, do khoảng cách thu nhập giữa người lao động có việc làm và người thất nghiệp gia tăng trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng 2/2009, con số này là 3,9% cao nhất trong vòng 4 năm qua). Có sự tồn tại về sự phân biệt lương giữa người có tay nghề và người lao động không có tay nghề.

Điểm cuối cùng là do sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, do muốn nhận được gói cứu trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế Hàn Quốc đã có một số chính sách ưu tiên phát triển kinh tế hơn, đây cũng là nguyên nhân gây ra xu hướng gia tăng bất bình đẳng. Tuy nhiên sự gia tăng này ở trong mức chấp nhận được và Hàn Quốc vẫn được đánh giá là nước có sự bình đẳng cao trong phân phối thu nhập.

Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

  1. Pingback: Kinh nghiệm Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?