Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

ngoại hối

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

Mặc dù Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đều đã công bố rộng rãi mong muốn hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị cho quyết định có nên, bao giờ và bằng cách nào để triển khai Basel II, song cả hai tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này đều nhấn mạnh rằng ở bình diện quốc gia, Basel I vẫn là lựa chọn khả thi trong tương lai gần, và rằng Basel II phải được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc các tiêu chuẩn về kế toán và quản trị, các thực hành về định giá và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khả thi, khung pháp lý và các nguồn lực giám sát đầy đủ. Khi chưa hội tụ đầy đủ các nhân tố trên, các quốc gia muốn áp dụng Hiệp ước Basel II cần cải thiện hạ tầng tài chính của mình như là một phần của lộ trình thực hiện Basel II. Theo định hướng này, những công việc mà Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện bao gồm:

Một là, nâng cấp hạ tầng cơ sở ngân hàng: Hệ thống pháp lý và các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán phải được nâng cấp để thực hiện Basel II. Hiện tại, hệ thống luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng của Việt Nam chưa cập nhật so với các quy định mới trong Basel. Hệ thống kế toán ngân hàng cũng cần phải được cải cách theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí. Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.

Hai là, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng: NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Định kỳ NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II; giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng.

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm: Nội dung chủ yếu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng[/message]

Ba là, đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới: Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lường và quản lý rủi ro mới nhưng quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng.

NHNN cần đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước Basel năm 1988- Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II, Basel III).

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng: Theo hiệp ước Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, NHNN được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính.Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài;

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;

Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng qua công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

Năm là, cần xây dựng khung khổ pháp lý toàn diện và thống nhất về hệ thống Quản lý rủi ro trong NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện và đi vào có hiệu lực đối với dự thảo Thông tư quy định về hệ thống Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Đồng thời, NHNN Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai, trong đó nhấn mạnh tới việc phân loại ngân hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và được xác định trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng 2011 – 2020, nhưng đối với một số ngân hàng có quy mô nhỏ, đây có thể là “mức nâng tạ quá sức” trong khoảng thời gian từ nay đến 2020. Do đó, có thể áp dụng kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc trong việc phân loại ngân hàng thành 3 nhóm (Bảng 3.1):

Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II

Nhóm Loại ngân hàng Áp dụng Basel II
1 Quy mô lớn và hoạt động quốc tế Bắt buộc
2 Quy mô lớn và hoạt động nội địa Bắt buộc
3 Quy mô nhỏ Khuyến khích Basel II, đồng thời duy trì Basel I

Nguồn: Theo ý kiến chủ quan của tác giả.

              Sáu là, cần thiết phải xây dựng và ban hành cuốn Sổ tay Basel II đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (theo kinh nghiệm của Thái Lan), trong đó hướng dẫn chi tiết về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn… liên quan tới việc xây dựng hệ thống QTRR trong ngân hàng theo Basel II. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng độc lập của một tổ chức có uy tín do NHNN chỉ định. Định kỳ, NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

Bảy là, hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh Tiền tệ- Ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân phát  triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước mới thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD năm 2003; Luật các TCTD mới thay thế Luật các TCTD năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Tám là, Ngân hàng Nhà nước với vai trò một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?