Khái niệm và quan điểm trong thu hút vốn FDI vào địa phương
Vốn FDI là sự di chuyển vốn quốc tế gắn liền với sự chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý… khía cạnh trực tiếp được thể hiện ở việc tham gia điều hành trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tạo cho dòng vốn này có lợi thế cao hơn so với hình thức đầu tư gián tiếp nếu xét từ khía cạnh tăng tài sản, công nghệ và năng lực quản lý. Do đó, các địa phương thiếu vốn, thiếu năng lực và những kỹ năng quản lý đặc biệt khuyến khích dòng vốn này. Tuy nhiên, việc thu hút vốn FDI phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của từng địa phương, từng vùng và cả nước. Thu hút vốn FDI vào địa phương đó chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đến đầu tư trực tiếp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận.
Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư… mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về vốn FDI[/message]Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn FDI cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI. Chúng ta thực hiện khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống luật pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của Nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI để bảo đảm lợi ích quốc gia. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế – xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến thu hút vốn FDI vào địa phương được đặt ra đó là:
– Thu hút vốn FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và địa phương.
– Đưa lại lợi ích gì cho địa phương.
– Có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân không.
Trong thu hút vốn FDI thì hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề hết sức quan trọng. Xét trên góc độ kinh tế, hiệu quả của vốn FDI được phản ánh thông qua tác động hay đóng góp đến sự phát triển thị trường trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, mức tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán…Xét trên góc độ xã hội, hiệu quả FDI thể hiện ở việc tạo ra nhiều việc làm đối với người lao động, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, giảm thiểu buôn lậu, chuyển giá và rửa tiền, bảo đảm đạo đức kinh doanh… Do đó, thu hút vốn FDI vào địa phương phải tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá mà phải kết hợp, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI với mục đích gắn kết với sự phát triển nhanh và bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Khái niệm và quan điểm trong thu hút vốn FDI vào địa phương
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Chính sách thu hút vốn FDI vào địa phương - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ