Khái niệm thanh tra thuế
Thanh tra thuếlà hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: thanh tra thuế (tax auditing) được hiểu là “The examination of a taxpayer’s documents by a tax agency to verify if they have complied the tax law”. Tức là, “Là hoạt động do CQT tiến hành nhằm kiểm tra tài liệu của người nộp thuế để xác định sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế”.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thanh tra là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [62, tr1170]. Với ý nghĩa, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “Xem xét, phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định”.
Từ điển pháp luật Anh – Việt động từ “inspect” có nghĩa là “thanh tra” và được giải thích là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra.
Trong các từ điển Anh – Anh hiện hành thì phần lớn giải thích “inspect” dạng động từ được hiểu là hoạt động kiểm tra một cách cẩn thận, chính xác nhằm mục đích xác minh, hoạt động đó được thực hiện công khai, chuyên nghiệp. Còn ở dạng danh từ “inspectorate” lại được giải thích như là một cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ thanh tra (Từ điển Anh- Anh- Việt)
Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc”.
Thanh tra (động từ trong tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc Latinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định.
Theo Giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra (2008) của Trường Cán bộ Thanh tra: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [57, tr.12].
Theo tác giả Luận án, đây là một khái niệm tương đối đầy đủ thể hiện bản chất của hoạt động thanh tra. Từ những nghĩa như vậy, thanh tra với vai trò là danh từ chung có thể được hiểu là một thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ quan, tổ chức thanh tra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định. Khái niệm thanh tra tồn tại từ khi có quản lý Nhà nước. Các quốc gia đều có nhận thức chung: thanh tra là một loại hình, công cụ của quyền lực của nhà nước.
Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng thanh tra, nhưng với cách thức khác nhau, đa phần do cấu trúc nhà nước hoặc cơ cấu kinh tế (thậm chí là quan niệm về quyền lực) khác nhau nên cấu tạo hoạt động cũng như các tổ chức thanh tra cũng khác nhau. Có nước chỉ sử dụng thanh tra nhà nước (thanh tra của quốc hội), thanh tra của chính phủ (thanh tra hành pháp), kiểm toán; có nước chỉ sử dụng thanh tra chuyên ngành; có nước sử dụng thanh tra như một lực lượng cảnh sát (hoặc bán cảnh sát) hoặc phân về các ngành quản lý để phục vụ quản lý; thậm chí có một số quốc gia coi thanh tra là một loại hoạt động mang tính hiệp hội thám tử (detective)…
Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực công tác động đến đối tượng quản lý để nâng cao tính tuân thủ, bảo vệ pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuỳ theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà người ta lựa chọn mô hình thanh tra khác nhau.
Ở nước ta, Hiến pháp Việt Nam năm 1980 sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với ý nghĩa là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều 112) quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra nhà nước…”
Theo Pháp lệnh thanh tra ngày 29 tháng 3 năm 1990, hoạt động thanh tra của các tổ chức thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 có giải thích về thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”
“Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
“Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.”
“Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”.
Theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thuế (Điều 6, Điều 7, Điều 8).
Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính: “Thanh tra thuếlà hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật” [24, tr 491].
Từ việc tổng hợp, phân tích các khái niệm, luận án đưa ra khái niệm riêng về thanh tra thuế: Thanh tra thuế là hoạt động thanh tra chuyên ngành, được tiến hành bởi, cơ quan quản lý chuyên ngành Thuế (cơ quan thuế) đối với các tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) trong việc thực hiện pháp luật về thuế, xử lý các vi phạm pháp luật thuế nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thuế.
Khái niệm trên được hiểu trên cơ sở không bao gồm hoạt động thanh tra về thuế của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý về tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra về tài chính, có lồng ghép nội dung thanh tra thuếnhư: Các tổ chức Thanh tra Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan Hải quan.
Khái niệm thanh tra thuế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam