Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Mục lục

Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Tóm lược nội dung:

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này không kém phần phức tạp. Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế.

chuyển giá

Đặt vấn đề:

Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng “chuyển giá” ở các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một gia tăng và với mức độ ngày càng tinh vi gây những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Nhận thức được những mối nguy hại trên, nhà nước đã tập trung có những biện pháp chống “chuyển giá” tuy nhiên hầu hết chưa thực sự hiệu quả. Chính vì thế làm cách nào để phòng, chống và ngăn chặng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài đang là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.

Vậy Chuyển giá là gì?

Về cơ bản chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu.

Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả.

Thực trạng chuyển giá của một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, vấn đề “chuyển giá” diễn ra không phải mới đây, mà đã xuất hiện từ nhiều năm trước, khi các nguồn vốn FDI ồ ạt đổ vào một nền kinh tế mới nổi như nước ta. Thực tiễn cho thấy, “chuyển giá” tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý vấn đề này. Khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam trong việc xử lý “chuyển giá” là lĩnh vực thuế.

Số liệu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN FDI trong mấy năm gần đây có thể chứng minh rằng mức đóng góp của bộ phận DN này chưa tương xứng với mức vốn đầu tư. Theo báo cáo của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Không nhiều người ngạc nhiên vềđiều này bởi ngay trong năm 2007- được coi là đỉnh cao của kinh tế Việt Nam- vẫn có gần 70% doanh nghiệp FDI kêu lỗ. Năm sau đó, 2008, tỷ lệ này cũng chiếm tới hơn 61%. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối FDI (không kể dầu thô) khá thấp, dao động 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia trong giai đoạn 2005- 2008. Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch.

Mới đây nhất, tính đến ngày 20/12/2012, số DN FDI do ngành Thuế quản lý là hơn 11.110 đơn vị. Tỷ trọng đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của các DN FDI các năm gần đây như sau: năm 2008 là 10,2%; năm 2009 là 11,5%; năm 2010 là 11,2%. Trong khi đó, khối DNNN, hiện nay khoảng 7.400 DN có tỷ lệ đóng góp cho NSNN tương ứng là 16,7%; 19%; 20%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do các DN FDI được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khi mới đầu tư vào VN. Một số DN FDI sử dụng hình thức chuyển giá khi hết thời hạn ưu đãi đầu tư để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Chính  vì  vậy,  kiểm soát các hoạt động chuyển giá là  một việc làm  rất cần thiết. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho ngân sách.

Một số biện pháp hạn chế hiện tượng chuyển giá của doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Nhận thức được nguy cơ của hiện tượng chuyển giá, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 74/1997/TT-BTC về việc hướng dẫn nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp đó, đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các quy định trên gặp nhiều khó khăn, do nguyên nhân cả về chính sách, năng lực cán bộ yếu, sự thiếu quyết tâm của các ngành, các cấp cũng như chưa có đầu mối chuyên trách.

Nhằm khắc phục những tồn tại trên, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC năm 2010 để sửa đổi, bổ sung thêm một số hướng dẫn theo kinh nghiệm quốc tế. Có thể thấy, Thông tư 66/2010/TT-BTC đã tiếp cận các quy định về chống chuyển giá của nhiều nước trên thế giới. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan thuế tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá.

Theo số liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/12/2011, toàn ngành đã rà soát, quản lý được 3.144 doanh nghiệp phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, trong đó có 2.023 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64%. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng, tuy mới bắt đầu chú trọng triển khai từ năm 2010, nhưng cũng đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Trong năm 2011, ngành thuế đã tổ chức thanh tra và thực hiện thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2010; truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2010. Trong năm 2012, công tác này cũng được đẩy mạnh, và tiếp tục đạt được những kết quả mới. Tính đến ngày 14/12/2012, cơ quan thuế đã có kết luận thanh tra, kiểm tra tại 1.495 doanh nghiệp, điều chỉnh giá tại rất nhiều doanh nghiệp, nên giảm được lỗ với số tiền lên đến 3.306,6 tỷ đồng. Hiện, ngành thuế cũng đang xem xét nhiều công ty như Coca-Cola, Adidas, Metro Cash & Carry, Keangnam-Vina, Nhà máy Bia Việt Nam… có hoạt động chuyển giá hay không – như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh.

Nhìn chung, kết quả đạt được trong hoạt động “chuyển giá” còn khiêm tốn, cả về quản lý đối tượng cũng như đấu tranh điều chỉnh giá để tăng thu ngân sách nhà nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động “chuyển giá”, như chưa có quy định về cơ chế thoả thuận trước về phương pháp tính giá, nên việc quản lý thuế đối với hoạt động “chuyển giá” chưa được áp dụng linh hoạt đối với một số trường hợp có tính phức tạp và chưa khắc phục được việc tranh chấp về thuế giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

Kết luận

Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia các lợi ích và song song là các thách thức mới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi mà chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy sinh các vấn đề mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề mang tính quốc tế đó chính là vấn nạn chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia.

Từ thực trạng hoạt động chuyển giá ngày càng diễn ra phức tạp hiện nay, nhà nước và cơ quan thuế của nước ta cũng đã có rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế, nâng cao khả năng quản lý để giảm đi nạn chuyển giá. Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề hết sức phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, cho nên thực tế là chúng ta vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được vấn nạn này. Chính vì thế, chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan đều cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khó khăn, phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc ngăn chặn nạn chuyển giá. Có như vậy mới giúp cho nền kinh tế của Việt Nam có thể vươn lên sánh vai cùng với thế giới.

Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?