Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

các khoản phải thu

Mục lục

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những nguyên tắc và các qui định kế toán trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính mà còn gắn chặt với yếu tố thể chế, bao gồm tổ chức lập quy cũng như quy trình xây dựng và ban hành chuẩn mực. Phần này trình bày các yếu tố thể chế và các bộ phận cơ bản của các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

1. Tổ chức lập qui

Tổ chức lập qui của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm các tổ chức phối hợp thực hiện trên cơ sở cấu trúc hoạt động độc lập, (IASC Foundation, 2010), bao gồm: [Phụ lục 1]

– Tổ chức Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Foundation)

– Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

– Hội đồng Tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

– Ủy ban Hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

(1) Tổ chức Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Foundation)

Trong quá trình tái cấu trúc để chuyển đổi từ IASC thành IASB, nhằm tài trợ và giám sát cho các hoạt động soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế, IASC Foundation được thành lập vào năm 2000 và đã đổi tên thành IFRS Foundation từ ngày 31/03/2010. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là phát triển hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng cao có thể hiểu được, mang tính tuân thủ và được chấp nhận toàn cầu trên cơ sở nguyên tắc rõ ràng vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời tổ chức này đẩy mạnh việc sử dụng và áp dụng nhất quán những chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng như tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các lý thuyết cơ bản trong hội tụ kế toán quốc tế[/message]

(2) Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế có trách nhiệm trong việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; công bố các dự thảo ra công chúng; cung cấp chi tiết các nghiên cứu và các công việc khác cho các hệ thống chuẩn mực của các quốc gia; thiết lập qui trình kiểm tra các phản ánh; hình thành các nhóm tư vấn chuyên môn để có những tham vấn đối với các dự án quan trọng; công bố các kết luận về chuẩn mực và các dự thảo…

Các thành viên của IASB có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về thị trường và kinh doanh quốc tế được bầu chọn từ Ban quản trị nhằm đảm bảo IASB không bị chi phối hay ảnh hưởng của bất kỳ một thể chế hay lợi ích khu vực.

Không có sự kiêm nhiệm giữa thành viên Ban quản trị và IASB. Theo cấu trúc mới, IASB có 16 thành viên trong đó ít nhất là 13 thành viên làm việc toàn thời gian còn 3 thành viên là bán thời gian và đại diện cho các châu lục.

(3) Hội đồng Tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hội đồng Tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chính thức đổi tên từ Hội đồng Tư vấn chuẩn mực kế toán quốc tế (SAC) từ ngày 31/03/2010 với mục tiêu tư vấn chương trình làm việc của IASB cũng như các quyết định và thứ tự ưu tiên các công việc. Ngoài ra, bộ phận này cũng cung cấp các quan điểm của các cá nhân hay tổ chức về những dự án xây dựng chuẩn mực và các tham vấn khác cho IASB và Ban quản trị.

Thành viên tổ chức này được bổ nhiệm bởi Ban quản trị với số lượng trên 30 thành viên bao gồm những cá nhân và các tổ chức quan tâm đến chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Thành viên đại diện cho các khu vực địa lý và ở các lĩnh vực chuyên môn.

(4) Ủy ban Hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Ủy ban Hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) thay thế cho Ủy ban Hướng dẫn thường trực (SIC) vào năm 2002 nhằm soạn thảo các hướng dẫn cũng như những vấn đề chưa được qui định trong chuẩn mực.

Các thành viên đại diện các tổ chức bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn, đa dạng gồm những người có kinh nghiệm về thị trường và kinh doanh quốc tế, các nhà phân tích báo cáo tài chính.

2. Qui trình ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được phát triển thông qua một qui trình chặt chẽ và minh bạch dưới hình thức những dự án. Qui trình này mở rộng sự tham gia của các nhà kế toán, các nhà phân tích tài chính, những người sử dụng báo cáo tài chính, các tổ chức kinh doanh, cơ quan chứng khoán, những chuyên gia và những tổ chức, cá nhân quan tâm trên toàn thế giới. IASB công khai những dự án quan trọng, quyết định chương trình và ưu tiên thứ tự công việc, những vấn đề chuyên môn được thảo luận trong buổi họp. Có thể thấy, qui trình ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế gồm 6 bước cơ bản. [Phụ lục 2]

3. Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm ba phần:

– Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế

– Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

– Các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

(1) Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế

Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (viết tắt IFRS Framework) được ban hành lần đầu tiên vào tháng 4/1989 bởi IASC và sau đó được sửa đổi vào năm 2010 bởi IASB. Trong xu hướng hội tụ quốc tế về kế toán, cụ thể là dự án hội tụ giữa IASB và FASB, qua nhiều lần dự thảo, tháng 9/2010 IFRS Framework đã chính thức được công bố. Mục đích chính của IFRS Framework nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản chủ yếu tập trung trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho người sử dụng bên ngoài; hướng dẫn IASB trong việc phát triển các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong tương lai; hướng dẫn giải quyết các nội dung chuẩn mực đã ban hành và những vấn đề phát sinh nhưng không đề cập trực tiếp trong chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. [Phụ lục 3]

(2) Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành lần đầu tiên vào năm 1975 bởi IASC. Trong thời gian từ 1973 – 2000, IASC đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế được đánh số từ 1 đến 41 (một số chuẩn mực kế toán quốc tế bị thay thế hay loại bỏ nhưng IASC không đánh số lại). Như đã trình bày ở phần trên, trong xu hướng hội tụ quốc tế về kế toán tiến tới xây dựng hệ thống chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao, song hành với việc tái cấu trúc của tổ chức IASC thành IASB. IASB bắt đầu ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và đến nay IASB đã ban hành 14 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. [Phụ lục 4]

Ngoài ra, sau những lần dự thảo từ 2004, ngày 9/7/2009 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs) đã được ban hành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà thực chất là các công ty không niêm yết với mục đích cung cấp các qui định và nguyên tắc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ nợ, nhà đầu tư, các bên trong nội bộ. [Phụ lục 5]

(3) Các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Các hướng dẫn, giải thích nhằm bổ sung nội dung chưa được đề cập cụ thể trong chuẩn mực. Các hướng dẫn trước đây là các hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành bởi SIC. Khi chuyển đổi từ IASC thành IASB, SIC được đổi tên thành IFRIC và ban hành các hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Các hướng dẫn trước đây vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi được thay thế [Phụ lục 6]

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

  1. Pingback: Vai trò của Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Thực tiễn về cách thức hội tụ kế toán quốc tế của một số các quốc gia trong khu vực châu Á - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?