Giải pháp hoàn thiện Thuế Giá trị gia tăng

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Mục lục

Giải pháp hoàn thiện Thuế Giá trị gia tăng

Việc cắt giảm thuế Nhập khẩu theo Hiệp định CEPT về cơ bản hoàn thành vào năm 2006, bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO và phải cam kết giảm thuế suất thuế Nhập khẩu với mức thuế bình quân toàn biểu thuế Nhập khẩu từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% [24, tr 31] nên số thu từ thuế Nhập khẩu sẽ giảm trong thời gian tới, riêng việc cắt giảm
thuế trong năm 2007 sẽ làm giảm khoảng 10% tổng số thu từ thuế Nhập khẩu [18, tr 29].

Hiện nay, thuế Giá trị gia tăng là sắc thuế có tỷ trọng thu cao trong tổng thu ngân sách và trong tương lai thuế Giá trị gia tăng vẫn là sắc thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước vì sắc thuế Giá trị gia tăng có cơ sở đánh thuế là giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên có cơ sở thu vững chắc và lâu dài. Mục tiêu hoàn thiện thuế Giá trị gia tăng đặt ra: đảm nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, đảm bảo tính công bằng, đơn giản, dễ tính, dễ thực hiện, phù hợp thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích đầu tư.

* Đối tượng chịu thuế

Để đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo tính trung lập, liên thông qua các khâu, khuyến khích xuất khẩu, phù hợp thông lệ quốc tế (Thái Lan chỉ quy định 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế [21, tr 30]), thuế Giá trị gia tăng nên mở rộng cơ sở đánh thuế thông qua giảm danh mục đối tượng không chịu thuế, chỉ nên giữ lại một số đối tượng không chịu thuế
thật sự cần thiết như: nông lâm thủy hải sản do người tự sản xuất bán ra, các dịch vụ phúc lợi xã hội, các hàng hóa chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, hàng hóa phục vụ cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, các loại hàng hóa không chịu thuế theo thông lệ quốc tế như vận tải quốc tế, hàng hóa quá cảnh.

* Phương pháp tính thuế

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO nên đơn giản hóa phương pháp tính thuế là rất cần thiết nhằm hướng đến sự minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, luật thuế Giá trị gia tăng chỉ nên duy trì một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ để tạo tính liên thông tính thuế qua các khâu, nâng cao tính trung lập, đúng bản chất của thuế Giá trị gia tăng.

Thời gian triển khai một phương pháp tính thuế khấu trừ nên áp dụng đồng bộ với thuế Thu nhập cá nhân, theo đó chuyển đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sang nộp thuế Thu nhập cá nhân, đây cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm đơn giản thuế Giá trị gia tăng (thuế Giá trị gia tăng chỉ còn một phương pháp khấu trừ), tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế và cả cơ quan thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Để thực hiện giải pháp này thì các nhà hoạch định chính sách cần xác định tỷ lệ thu thuế Thu nhập cá nhân thích hợp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, có phân biệt theo ngành nghề, đặc điểm kinh doanh và lợi nhuận của ngành nghề đó.

* Thuế suất

Thuế suất thuế Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng trong triển khai thực hiện thuế Giá trị gia tăng. Một số nước khi áp dụng thuế Giá trị gia tăng đã áp dụng một mức thuế suất duy nhất (trừ trường hợp xuất khẩu). Bởi vì, khi số lượng thuế suất trong biểu thuế Giá trị gia tăng tăng lên thì các hình thức thuế trở nên phức tạp hơn, làm tăng khả năng vi phạm của đối tượng nộp thuế. Khi thủ tục trở nên phức tạp hơn, khả năng trốn thuế cũng tăng nhanh. Chính vì vậy, luật thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam chỉ nên áp dụng một mức thuế suất, vì khi áp dụng một mức thuế suất sẽ có những ưu điểm sau:

– Phát huy được tính trung lập của sắc thuế Giá trị gia tăng vì bản chất của thuế Giá trị gia tăng là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, tức là sản phẩm nào có giá trị gia tăng cao thì phải nộp thuế nhiều và ngược lại.

– Dễ áp dụng, tạo tính liên thông qua các khâu đánh thuế và tránh được tình trạng áp sai thuế suất.

– Phù hợp với thông lệ quốc tế.

– Đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Khi triển khai áp dụng một mức thuế suất có thể duy trì ở mức 10%. Với mức thuế suất này vừa đảm bảo vai trò động viên của sắc thuế này, vừa không kìm hãm sản xuất vì đa số hàng tiêu dùng thiết yếu đều đang chịu thuế 10% và mức thuế này cũng phù hợp thông lệ quốc tế (Trung Quốc 17%; Hàn Quốc, Indonesia, Phillipine áp dụng mức thuế suất 10% [3, tr 19])

* Hoàn thuế

Hoàn thuế Giá trị gia tăng là việc Nhà nước trả lại số thuế Giá trị gia tăng mà đối tượng nộp thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước trong một số trường hợp. Đây là một ưu điểm của thuế Giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh số vốn ứng ra nộp thuế, góp phần giải quyết khó khăn về vốn, kích thích doanh nghiệp đầu tư, đẩy nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hoàn thuế cũng cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp: trong khi doanh nghiệp cần hoàn thuế càng sớm càng tốt để tránh ứ đọng vốn thì ngược lại Nhà nước cần có thời gian để kiểm tra xác minh hồ sơ nhằm hạn chế những hành vi gian lận. Để giải quyết hài hòa lợi ích này có thể thực hiện giải pháp sau: cho phép ngân hàng bảo lãnh doanh nghiệp khi doanh nghiệp xin hoàn thuế, theo đó cơ quan thuế sẽ hoàn thuế ngay khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp. Sau đó nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp gian lận thì ngân hàng bảo lãnh sẽ hoàn trả tiền thuế cho ngân sách nhà nước. Khi thực hiện quy trình này có ưu điểm là doanh nghiệp nhận được ngay tiền hoàn thuế, cơ quan thuế có thời gian rộng rãi để kiểm tra hồ sơ hoàn thuế và có sự đảm bảo thu hồi tiền thuế từ ngân hàng.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng gian lận trong việc hoàn thuế Giá trị gia tăng cần thực hiện một số biện pháp sau:

– Khi thành lập doanh nghiệp, bên cạnh cấp mã số thuế cho doanh nghiệp thì cũng đồng thời cấp mã số cho cá nhân là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, thành viên hội đồng quản trị để giám sát, hạn chế tình trạng thuê người làm giám đốc để thành lập doanh nghiệp nhưng không kinh doanh chỉ mua bán hóa đơn rồi bỏ trốn.

– Hiện đại hóa công tác xác minh hóa đơn bằng cách nghiên cứu viết một chương trình tra cứu hóa đơn và nối mạng đến các Cục thuế, Chi cục thuế, theo chương trình này hàng tháng khi doanh nghiệp nộp tờ khai thuế sẽ nộp kèm bảng kê hoá đơn đã sử dụng, cơ quan thuế quản lý đối tượng sẽ nhập những dữ kiện cần thiết của tờ hóa đơn đã sử dụng vào chương trình quản lý như: mã số
người mua, người bán, loại hàng hóa dịch vụ, số tiền, ngày phát sinh…. Như vậy, khi cơ quan thuế ở địa phương khác muốn kiểm tra một tờ hóa đơn của doanh nghiệp xin hoàn thuế thì chỉ vào chương trình này để kiểm tra. Với ứng dụng này sẽ khắc phục được ngay tình trạng kê khai tăng thuế Giá trị gia tăng đầu vào, giảm thuế đầu ra, tình trạng mua bán hóa đơn lòng vòng.

– Bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân hàng và quy định với một mức tiền thanh toán tối thiểu doanh nghiệp phải thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.

– Đối với những trường hợp bán lẻ, thông thường người mua không lấy hóa đơn để giảm chi phí, người bán cũng không lập hóa đơn để làm giảm doanh số, giảm thuế Giá trị gia tăng đầu ra, gây thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Để khuyến khích người mua lấy hóa đơn nên hoàn thiện đồng bộ với thuế Thu nhập cá nhân, cho phép cá nhân được trừ một số khoản chi cần thiết trước khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân nếu có hóa đơn, thừa nhận hóa đơn là chứng từ quan trọng trong việc bảo hành sản phẩm, là chứng từ gốc trong các tranh chấp xảy ra.

Giải pháp hoàn thiện Thuế Giá trị gia tăng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?