Dự báo nền kinh tế vĩ mô đến năm 2020

cách viết bài luận

Mục lục

Dự báo nền kinh tế vĩ mô đến năm 2020

Kinh tế thế giới trong năm 2016 diễn ra bấp bênh và trong bối cảnh các nền kinh tế chủ chốt đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước mình. Kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều điểm sáng, kinh tế châu Âu phục hồi nhưng chưa vững chắc, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, các nền kinh tế đang nổi có dấu hiệu suy giảm. Do đó, tăng trưởng kinh tế thế giới trong nửa cuối 2016 được dự báo tiếp tục ảm đạm. World Bank (6/2016) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,4% so với mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1/2016. Do tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, giá hàng hóa nguyên liệu vẫn ở mức thấp, thương mại toàn cầu yếu và dòng vốn bị thuyên giảm. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng thời kỳ tăng trưởng nhanh của kinh tế thế giới sắp chấm dứt và kinh tế thế giới lại bước vào chu kỳ 7 – 8 năm mới với suy thoái và tăng trưởng đan xen như đã diễn ra trong suốt 50 năm qua với đợt suy thoái gần đây nhất vào các năm 2007 – 2008. Trong bối cảnh kinh tế thế giới như vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động. Mặc dù đã có nhiều điểm sáng, song các chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020 vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP 2016 ước tăng 6,21%. Con số này thấp hơn so với năm 2015 (đạt 6,68%) so với mức ước tính 6,3-6,5% được báo cáo trước Quốc hội hồi tháng 10, cũng như mục tiêu 6,7% được đề ra cho năm 2016.

Đóng góp chủ yếu vào mức tăng GDP là khu vực công nghiệp – xây dựng (tăng 7,57%) và dịch vụ (6,89%). Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,64% của năm 2015. Ngành nông nghiệp chỉ góp 1,36% vào mức tăng chung do tình hình thiên tai, bão lũ, hạn hán… diễn biến phức tạp. Tính riêng bão lũ ở miền Trung vừa qua đã khiến ngành này thiệt hại, làm giảm 0,3% GDP.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 – 2020 là 5,56%/năm, với điều kiện nền kinh tế không có nhiều đột phá và tình hình quốc tế ổn định. Trong trường hợp thuận lợi nhất khi nền kinh tế được cải thiện mạnh mẽ và môi trường quốc tế thuận lợi, Chính phủ có điều kiện huy động thêm các nguồn lực quốc tế, thì tăng trưởng có thể đạt mức bình quân 6,96%/năm.

Lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước. Tính chung cả năm, CPI đã tăng 4,74% so với cuối năm 2015. Tính bình quân năm 2016, chỉ số giá cao hơn năm ngoái 2,66%, đều thấp hơn so với giới hạn 5% được phê duyệt.

Cũng theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,26 tỷ USD. Cả nước xuất siêu 2,68 tỷ USD trong năm.Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, lạm phát giai đoạn 2016 – 2020 sẽ vào khoảng 4,58%.

Lãi suất

Trong năm 2016, lãi suất huy động và cho vay có một số biến động nhẹ. Lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng trở xuống vẫn được duy trì. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng nằm trong khoảng 4,5% – 5,5%/năm, từ 6 – 12 tháng trong khoảng 5,5% – 6,8%/năm, từ 12 tháng trở lên khoảng 6,5% – 7,8%. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6% – 7%/năm, còn dài hạn là 9% – 10%/năm. Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ngắn hạn là 6,8% – 9%/năm, dài hạn là 9,3% – 11%/năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu đến năm 2020, việc đưa lãi suất cho vay về mức 5%, tỷ lệ lạm phát duy trì 5% là khó khả thi. Nguyên nhân do các ngân hàng còn tồn tại nhiều nợ xấu, quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn tiếp tục diễn ra. Do đó, trong thời gian tới, dự báo lãi suất khó giảm, các ngân hàng cũng chịu áp lực nâng lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Trong thời gian tới, xu hướng tăng lãi suất chắc chắn sẽ diễn ra nhưng mức tăng lãi suất trong ngắn hạn không lớn do sự điều tiết ổn định của Ngân hàng Nhà nước.

Mức tăng trưởng tín dụng

Năm 2016, mức tăng trưởng tín dụng cả nước tăng 8,16% so với đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm trước (7,86%). Trong đó tín dụng bằng VND tăng 22,95% và tín dụng bằng USD giảm 4,64% so với cùng kỳ năm 2015. Tín dụng ngoại tệ giảm do Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các tiêu chuẩn cho vay ngoại tệ khắt khe hơn, giảm tình trạng phụ thuộc vào ngoại tệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng nợ xấu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng về nguyên tắc, tăng trưởng tín dụng cần được phân bổ một cách hiệu quả vào ngành sản xuất, ngược lại nếu đổ vào những ngành đầu tư mang tính đầu cơ và không vào ngành sản xuất thì sẽ không mang lại sinh lời về tăng trưởng, không đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, trong giai đoạn tới, xu hướng tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Dự báo nền kinh tế vĩ mô đến năm 2020

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?