Định hướng phát triển đào tạo nghề và đào tạo nghề chất lượng cao

Định hướng phát triển đào tạo nghề và đào tạo nghề chất lượng cao

Định hướng chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam đến năm 2020 theo Chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 [30]  là:

“- Phát triển đào tạo nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các CSDN, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

– Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về đào tạo nghề, nhằm tạo động lực phát triển đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

– Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

– Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế”.

Xác định được những tồn tại của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng, ngày 4/11/2013 Ban chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 29NQ/TW [13] về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó, đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Riêng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Ban chấp hành trung ương đã ban hành chỉ thị số 37CT/TW ngày 06/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: (1). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao phải trên cơ sở nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của thị trường lao động, lấy tín nhiệm của thị trường lao động đối với người học sau khi tốt nghiệp là tiêu chí để đánh giá uy tín, chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.; (2). Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao, trong đó nhấn mạnh Nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho người học.; (3). Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp; xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực có tay nghề cao của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế để các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.; (4). Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; (5). Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Theo đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư kinh phí cho đào tạo nhân lực có tay nghề cao; tập trung đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ đào tạo đạt chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao có đủ năng lực đào tạo tương đương cấp độ khu vực và quốc tế.

Chủ động, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín.

Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất gắn với đào tạo, sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động, các chuyên gia quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào hoạt động đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế; (6). Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế, xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, coi trọng việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về chất lượng đào tạo.

Định hướng phát triển đào tạo nghề và đào tạo nghề chất lượng cao

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?