Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành ngân hàng

Hoạt động kinh doanh

Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành ngân hàng

Định hướng mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của cả nước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7-8%/năm, tổng sản phẩm trong nước năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD. Tập trung nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ, thương mại quốc tế; tài chính, ngân hàng,.. Phát triển và quản lý tốt các loại thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường lao động…

Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/05/2006 của Chính phủ, theo đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Chính phủ. Ngành Ngân hàng đã xây dựng đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, chỉ tiêu về tăng trưởng bình quân tín dụng 18 % đến 20 %/năm, định hướng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm cấp tín dụng nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện dịch vụ ngân hàng, tiện ích cho nền kinh tế.

Trên địa bàn TP.HCM, triển khai Đề án xây dựng “Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh” để đẩy mạnh phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính. Đồng thời, trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, tín dụng ngân hàng; nhằm bảo đảm lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. ối với triển vọng hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, NHNN-Chi nhánh TP.HCM đã có báo cáo đưa ra dự báo một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015, bao gồm dịch vụ tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng trưởng bình quân từ 22% đến 30%, dịch vụ tín dụng và đầu tư cung ứng vốn sẽ tăng trong giai đoạn 2011-2015 từ 20% đến 25%, dịch vụ thanh toán thẻ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến 40% [8, tr.12]. Định hướng đa dạng hoá HĐTD nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2011-2015 của thành phố là 12%. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 57% GDP trong giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14/05/2011), là lợi thế và tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, đa dạng hoá HĐTD nói riêng. Sự gia tăng về qui mô dân số, sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, mức thu nhập của người dân góp phần làm tăng khả năng sử dụng các dịch vụ hiện đại, đây chính là thị trường tiềm tăng của các NHTM cấp tín dụng đa dạng. Đồng thời với việc cải cách hệ thống ngân hàng qua triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, sẽ là nền tảng quan trọng để các NHTMCP trên địa bàn đa dạng hoá HĐTD.

Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế trong giai đoạn hiện nay đã phát sinh nhiều khó khăn nhất định. Tình hình kinh tế trong cả nước và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính đến cuối năm 2012 và Quý 1 năm 2013 còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với các TCTD. Khu vực hộ gia đình thu nhập thực tế giảm, làm thay đổi thành vi tiêu dùng và đầu tư, ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất kinh doanh khó phục hồi do niềm tin vào thị trường suy giảm. Nợ xấu tiếp tục là nút thắt của nền kinh tế, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận vốn vay do không đủ điều kiện vay vốn hoặc do thu hẹp sản xuất nên giảm nhu cầu về vốn. Trong khi đó, sự giảm giá của thị trường bất động sản tiếp tục là một trong những rào cản đối với quá trình xử lý nợ xấu. Trong điều kiện giải pháp xử lý nợ xấu phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tài chính của các TCTD, phục hồi kinh tế là nhân số hết sức quan trọng đóng góp vào việc giải quyết nợ xấu, bởi lẽ kinh tế phục hồi vừa giảm bớt rủi ro phát sinh nợ xấu vừa giúp các TCTD tăng lợi nhuận và trích lập dự phòng rủi ro [38, tr.24].

Trong diễn biến chung của nền kinh tế, trên địa bàn TP.HCM cũng gặp một số khó khăn, tín dụng năm 2012 tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho cao, thị trường bất động sản vẫn đình trệ, sức mua dân cư giảm, tổng dư nợ tín dụng cuối năm tăng 7,5% so cùng kỳ, mức tăng này không cải thiện đáng kể so năm 2011 có mức tăng 6,3%, trong khi con số này của năm 2010 là 16,6% [2, tr.18]. Số doanh nghiệp thành lập mới là 24.220 doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp ngưng hoạt động kinh doanh tăng cao trong năm 2012 là 23.767 doanh nghiệp bằng 98,1% doanh nghiệp mới thành lập [3., tr.3-10]. Trong những tháng đầu năm 2013, HĐTD trên địa bàn vẫn chưa có chuyển biến tốt, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay do tồn kho cao, thị trường tiêu thụ khó khăn [4, tr.16-17].

Đến tháng 6 năm 2013, tổng nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là hơn 52.300 tỉ đồng, chiếm 5,85% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ nhóm 5 tức nợ có khả năng mất vốn là 35.075 tỉ đồng, chiếm 67,1% so với tổng nợ xấu [54,tr.1], cho thấy giải quyết nợ xấu vẫn còn gặp khó khăn. Song, với những nỗ lực lớn, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,2% trong năm 2012% [2, tr.2] và đạt 7,9% trong 6 tháng đầu năm 2013 [2, tr.2]. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu theo đề án tái cơ cấu đặt ra, trong đó có 3 giải pháp, sử dụng quỹ dự phòng của các TCTD, thu nợ trực tiếp bằng tiền và xử lý tài sản thu hồi nợ vay, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đến tháng 6 năm 2013 chiếm 5,85% tổng dư nợ tín dụng đã giảm so với tỷ lệ này cuối năm 2012 là 6,26% [58, tr.1], đã có chuyển biến, cải thiện, giảm dần tỷ lệ nợ xấu. Trong 6 tháng đầu năm có 14.329 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2012 và số doanh nghiệp ngưng hoạt động bằng 60,1% số doanh nghiệp tăng trong kỳ, giảm dần tỷ lệ này so với năm 2012. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đến đầu tháng 7 đạt 894,6 ngàn tỷ đồng, tăng 4,6% so cuối năm 2012 và tăng 16,7% so cùng kỳ. Các chỉ số tuy còn khiêm tốn nhưng so đầu năm đã có chuyển biến khá và dư nợ tín dụng của các NHTMCP chiếm 54,2% tổng dư nợ, tăng 25% so cùng kỳ [5, tr.3-14].

Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành ngân hàng

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?