Để đẩy mạnh cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung những nhiệm vụ gì?

Để đẩy mạnh cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung những nhiệm vụ gì?

– Thứ nhất: Tập trung xây dựng một nền hành chính hiện đại. Trong đó, cải cách hành chính cần tiến hành những nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng mô hình hải quan điện tử, thuế điện tử; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử, kiểm soát cảng vụ, đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư thông qua mạng điện tử…

(2) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành và xử lý công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước cũng như trong giao dịch trực tuyến với tổ chức, doanh nghiệp và công dân, nhằm từng bước xây dựng mô hình “Chính quyền điện tử”: áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính; tập trung xây dựng các Trung tâm Dịch vụ hành chính công ở cấp Tỉnh và cấp huyện; hỗ trợ, khuyến khích mở rộng áp dụng, thực hiện đến các xã, phường, thị trấn. Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử do các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.

(3) Từng bước đầu tư, nâng cấp trụ sở làm việc của UBND xã, phường, thị trấn. Đầu tư kinh phí mua sắm, trang thiết bị, phương tiện làm việc thiết yếu cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm yêu cầu, đủ diện tích theo quy định, hiện đại, văn minh và thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến qua mạng.

– Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, của cán bộ, công chức, viên chức và toàn xã hội. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

– Thứ ba, nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, trong đó đặc biệt quan tâm đến đội ngũ công chức tham mưu về công tác cải cách hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; thực hiện tốt chính sách tiền lương, thu nhập tăng thêm và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách để ổn định cuộc sống, tạo động lực thực sự cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ có chất lượng và hiệu quả; cải thiện, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công việc tốt, đảm bảo điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác; xây dựng môi trường làm việc cởi mở, công khai, dân chủ.

– Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính; tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong triển khai thực hiện cải cách hành chính.

– Thứ năm, đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các đề án, dự án, chương trình; huy động các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiệu có hiệu quả công tác cải cách hành chính; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao của tỉnh; chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh.

– Thứ sáu, tập trung triển khai thực hiện một số Đề án của Trung ương: Đề án cải cách chế độ công chức, công vụ; Đề án tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2013-2015; Đề án nâng cao năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2013-2015; Đề án xây dựng Bộ chỉ số Cải cách hành chính.

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/12/2013 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 đã xác định rõ: Triển khai nghiêm túc Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.

Trọng tâm là:

(1) Tập trung sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở bảo đảm đồng bộ, tinh gọn; khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, gắn với cơ cấu lại và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí chức danh việc làm, kiên quyết không tăng biên chế từ nay đến năm 2016; từng bước ký kết hợp đồng với người lao động phù hợp với vị trí, việc làm; đổi mới mạnh mẽ hình thức tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức.

(2) Thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các trung tâm, các đơn vị sự nghiệp có thu; tiến tới cắt giảm hoàn toàn và giao quyền tự chủ về tài chính vào năm 2015. Tích cực xã hội hóa dịch vụ công để giảm chi ngân sách Nhà nước.

(3) Các địa phương chủ động cơ cấu lại cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, khu phố, khe bản gắn với hiệu quả hoạt động trên cơ sở áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách và khoán quỹ phụ cấp cho các địa phương tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng, bố trí các chức danh theo quy định và phù hợp thực tiễn địa phương.

(4) Triển khai sâu rộng việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành và tương đương; cấp phòng thuộc sở, ngành và cấp phòng, ban, đơn vị thuộc địa phương thông qua thi tuyển theo Quyết định 1190, ngày 19/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Để đẩy mạnh cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung những nhiệm vụ gì?

 

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?