Đầu tư giáo dục và lợi ích của đầu tư giáo dục

Kinh nghiệm giảng dạy

Mục lục

Đầu tư giáo dục và lợi ích của đầu tư giáo dục

Khái niệm “đầu tư” là khái niệm được sử dụng trong kinh tế học, tức là chỉ số tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất hy vọng trong tương lai đạt được những lợi ích kinh tế. Trong “Từ điển kinh tế hiện đại” đầu tư được định nghĩa “là chỉ hoạt động đưa số tiền hiện có vào hoạt động sản xuất nào đó để thu được lợi ích sau này” . Còn “Từ điển kinh tế Trung Quốc đương đại” cho rằng: “đầu tư là chỉ hoạt động kinh tế của chủ thể kinh tế nhất định nào đó, vì sự hình thành của tư bản mà bỏ vốn hay yếu tố sản xuất vào để thu lợi nhuận” . Trong đầu tư kinh tế được phân thành đầu tư đầu tư mang tính sản xuất và đầu tư phi sản xuất. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên thế giới đã đưa đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và được gọi là đầu tư giáo dục.

Đầu tư giáo dục là chỉ nguồn vốn, điều kiện kinh tế, tài chính của giáo dục, là chỉ một quốc gia hoặc một khu vực căn cứ vào nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, sự tổng hòa nhân lực, vật lực, tài lực để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực hậu bị và nhân tài chuyên môn cũng như nâng cao biểu hiện tiền tệ của nhân lực và vật lực của trình độ trí lực nguồn lao động. Đối tượng của đầu tư giáo dục một là đầu tư cho các cấp học từ tiểu học đến đại học, thứ hai là đầu tư cho giáo dục thành niên để nâng cao trình độ trí tuệ cho người lao động đang làm việc. Như vậy đầu tư giáo dục chủ yếu là chỉ chi phí dùng cho giáo dục trường học và các hình thức giáo dục khác.

Lợi ích của đầu tư giáo dục hay còn gọi là lợi ích giáo dục hoặc hiệu quả giáo dục là chỉ việc thông qua giáo dục để nâng cao năng lực và tố chất của người lao động, làm cho số lượng hàng hóa và dịch vụ của quốc gia hoặc khu vực ngày càng tăng lên. Điều đó cũng có nghĩa là, thông qua giáo dục, người lao động nắm bắt được kỹ năng tri thức nhất định và vận dụng những tri thức đó vào quá trình sản xuất nâng cao năng suất lao động, sáng tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và của cải tinh thần cho xã hội. Trên thực tế nghiên cứu của nhà kinh tế học người Mỹ Thodere W.

Schultz đã chỉ ra rằng: tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Mỹ sau chiến tranh thì 20% là do đóng góp của yếu tố đầu tư tư bản, còn 80% chủ yếu là do giáo dục và các yếu tố liên quan trực tiếp đến giáo dục tạo ra. Và từ những năm 1920 đến 1980 ở Mỹ giáo dục luôn là lực lượng quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong lí luận mô hình tăng trưởng kinh tế Romer cũng đã phân tích rõ: đầu tư vào tri thức sẽ tạo ra sự biến đổi về khoa học kỹ thuật, và đó chính là kết quả của quá trình tích lũy tri thức. Chính vì vậy, giáo dục và sự tích lũy kiến thức từ quá trình giáo dục là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ từ nay về sau trong mỗi quốc gia. Nhìn chung lợi ích của đầu tư giáo dục được chia thành lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Lợi ích cá nhân của sự đầu tư giáo dục là chỉ cá nhân thông qua việc tiếp nhận giáo dục để thu được những lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân trong hiện tại và tương lai; còn lợi ích xã hội của đầu tư giáo dục đó chính là sự nâng cao năng suất lao động của toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất xã hội, điều đó sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã hội, đồng thời làm cho đời sống văn hóa tinh thần, chính trị…của xã hội không ngừng được nâng cao.

– Đầu tư giáo dục – những lợi ích xã hội lâu dài.

Bất luận là trước mắt hay lâu dài, cũng bất luận là yếu tố vật chất hay tinh thần, những báo cáo về hiệu quả của đầu tư giáo dục là tiền đề để xã hội hoặc cá nhân ra các quyết định đầu tư. Mặc dù vậy, đầu tư giáo dục không phải là sự đầu tư nhằm đem lại lợi ích trước mắt, mà thông thường sau khi kết thúc quá trình đào tạo người được đào tạo sẽ vận dụng kỹ năng, tri thức đã nắm bắt được vào thực tiễn sản xuất và việc kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, mới có khả năng tạo ra hiệu quả. Đặc biệt, hiệu quả của đầu tư giáo dục không giống đầu tư ở các ngành khác, sau khi chuyển thành tư liệu sản xuất thì đa số các tư liệu sản xuất đó bị tiêu hao hết, nhưng đối với lao động được đào tạo, sau khi nắm bắt được những kỹ năng tri thức sẽ không bị hao mòn hay mất đi trong quá trình sử dụng mà có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, và trong quá trình vận dụng, do sự tích lũy về kinh nghiệm và sự học hỏi không ngừng nên phát huy tác dụng ngày càng lớn, vì vậy đầu tư giáo dục còn có tính hiệu quả lâu dài, do vậy đầu tư giáo dục có tính lợi ích xã hội lâu dài.

– Đầu tư giáo dục – lợi ích xã hội lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp.

Sau khi tiếp nhận quá trình đào tạo, người lao động chưa chắc đã trực tiếp làm việc trong lĩnh vực sản xuất, thậm chí làm việc trong lĩnh vực sản xuất cũng chưa chắc đã trực tiếp sáng tạo ra giá trị sản lượng, nhưng vẫn có thể đem lại những lợi ích gián tiếp; do người lao động với những kỹ năng và tri thức ở trình độ cao khi sử dụng các yếu tố sản xuất của quá trình sản xuất sẽ phát huy được hiệu quả ngày càng cao của các yếu tố sản xuất làm cho tổng thể hiệu quả sản xuất của xã hội được nâng cao, do vậy đầu tư giáo dục có tính tổng thể. Có thể nói, một số đặc tính trên của lợi ích giáo dục làm cho việc đo lường lợi ích của đầu tư giáo dục rất khó khăn và phức tạp. Đến nay đã có nhiều phương pháp tính toán hiệu quả và mô hình hiệu quả đầu tư giáo dục. Tất cả các phương pháp tính toán đo lường đều có chung kết luận tỷ lệ của đầu tư giáo dục vào tăng trưởng kinh tế luôn luôn cao hơn tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của đầu tư vật chất. Vì vậy quốc gia nên tăng cường đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Theo một số đánh giá thì, ở nước ta hiện nay năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh quốc tế. Cụ thể về trình độ, thể lực, tính chuyên nghiệp, kỷ luật, khả năng thích ứng với thay đổi… Nguồn lực này còn bị hạn chế bởi tỉ lệ lao động có kỹ năng thấp; mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng; lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng; thể lực kém; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp . Giáo dục Việt Nam đang đứng trước bài toán về chất lượng đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Hiện có một nghịch lý là: các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và xã hội đang cần lực lượng lớn lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhưng đào tạo chưa đáp ứng được, trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường lại không có việc làm. Chúng ta đang thừa lao động phổ thông chưa qua đào tạo, nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia và các nhà quản lý, cán bộ khoa học – công nghệ có trình độ cao. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm, trong khi những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Đầu tư giáo dục và lợi ích của đầu tư giáo dục

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Đầu tư giáo dục và lợi ích của đầu tư giáo dục

  1. ngọc says:

    Vì sao đầu tư cho giáo dục đào tạo phải tính đến cả hiệu quả đầu tư cho mỗi cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp và xã hội?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?