Mục lục
Đặc điểm các trường đại học công lập
1. Đặc điểm chung của các trường đại học
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của tri thức, của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các trường đại học đối với sự phát triển của xã hội. Trường đại học công lập là một bộ phận của hệ thống giáo dục đại học. Vì vậy, nó có những đặc điểm giống như bất kỳ một trường đại học nào trong xã hội. Các đặc điểm đó là:
Về sản phẩm của trường đại học
Trường đại học là chủ thể tham gia nền kinh tế xã hội nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất mà đóng góp vào quá trình này thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
Sản phẩm của trường đại học có đầy đủ tính chất kinh tế giống như các loại sản phẩm dịch vụ hàng hóa khác vì quá trình sản xuất dịch vụ giáo dục đại học đòi hỏi phải tiêu hao các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ của trường đại học đối với các sản phẩm hàng hóa khác:
1) Sản phẩm dịch vụ của trường đại học không thích hợp với việc mua – bán hàng hóa. Bởi vì theo Karl Marx, không giống như kết quả của các hình thức hoạt động lao động khác được thể hiện trong các hàng hóa, hoạt động lao động của người thầy tạo ra sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học nhưng không để lại kết quả rõ rệt, tách rời khỏi bản thân người thực hiện. Sản phẩm của trường đại học là người lao động được đào tạo với các kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ tồn tại bền vững đi theo suốt cuộc đời họ.
2) Sản phẩm của trường đại học là người lao động có chất lượng cao nên mang lại lợi ích cho chính mình và cho toàn xã hội. Các sản phẩm này có tính ngoại biên thuận. William.Petty (1623-1687) người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế học giáo dục đại học và các nhà kinh tế học sau này như Adam Smith (1723-17900, Karl Marx (1818-1883), Aifred Mrashall (1842-1924) đều nhấn mạnh giá trị kinh tế của con người, của giáo dục đào tạo nói dung và giáo dục đại học nói riêng.
3) Sản phẩm dịch vụ của trường đại học còn có tính đặc biệt vì giá cả dịch vụ biến động không theo một tỷ lệ nhất định với năng suất lao động. Năng suất lao động của người thầy không tăng một cách cơ học bằng cách tăng số lượng sinh viên trên một cán bộ giảng dạy, điều này sẽ dẫn tới hệ quả chất lượng giáo dục đại học giảm đi. Khi muốn chất lượng giảng dạy tăng lên cần giảm số lượng sinh viên trên một giảng viên, cộng với các yâu cầu tăng hơn về thiết bị, giáo trình giảng dạy, cơ sở vật chất sẽ làm tăng chi phí đào tạo. Thước đo giá trị của dịch vụ giáo dục đại học là mức phí (Nhà nước hoặc người học) phải trả.
Về quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của trường đại học
Quá trình hoạt động của trường đại học xét về bản chất là quá trình sản xuất tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Trường đại học tạo ra sản phẩm dịch vụ trong quá trình tương tác giữa người dạy và người học.
Lực lượng sản xuất bao gồm người thầy, trang thiết bị, giáo cụ, giáo trình,… trong đó người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Người thầy tác động trực tiếp đến người học bằng cách truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, rèn luyện ý thức,…. Quá trình này buộc người thầy phải tiêu hao sức lao động của mình và sử dụng tiêu hao các công cụ khác phục vụ giảng dạy. Song song với quá trình đó, người học được tiếp nhận các “dịch vụ” mà người thầy đã cung cấp.
Quá trình cung ứng dịch vụ đồng thời với quá trình tiêu hao dịch vụ. Điều này tạo nên đặc điểm của sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học là kết quả lao động không tách rời bản thân người thực hiện.
Về sự phụ thuộc vào điều kiện sản xuất
Quá trình hoạt động của trường đại học diễn ra chịu sự tác của các yếu tố về điều kiện sản xuất nhất định giống như bất kỳ quá trình sản xuất của một đơn vị kinh tế nào khác. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện địa lý tự nhiên mà phụ thuộc nhiều vào các điều kiện xã hội ở môi trường mà nó hoạt động.
Hoạt động giáo dục đại học của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của người quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc dành sự đầu tư cho hoạt động GDĐH hay không, giải quyết các vấn đề nảy sinh của thị trường GDĐH ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào tạo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành tựu văn hóa.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Vai trò của các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học[/message]Hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ của trường đại học đó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội lực của bản thân trường đại học. Chất lượng, năng lực của đội ngũ giảng viên, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị, học liệu,… là yếu tố quyết định đến chất lượng quá trình giảng dạy “cung ứng dịch vụ” cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội.
2. Đặc điểm riêng của các trường đại học công lập
Ngoài các đặc điểm cơ bản như bất kỳ một trường đại học nào được trình bày ở trên, các trường đại học công lập còn có các đặc điểm riêng, ảnh hưởng quyết định tới cơ chế tài chính của trường đại học đối với hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường. Các đặc điểm đó là:
Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động:
Trường đại học công lập do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền các cấp. Bộ máy quản lý, điều hành của trường đại học công lập được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc địa phương.
Bộ máy quản lý điều hành của trường đại học công lập thường có Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và khoa đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành. Hoạt động của Hội đồng trường trong các trường đại học công lập được quy định trong văn bản pháp luật và có tính chất khác với Hội đồng quản trị trong các trường đại học tư thục.
Ngoài ra, các trường đại học công lập còn chịu sự quản lý chuyên môn của cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐH. Thông thường ở các nước, cơ quan này sẽ quản lý hoặc giám sát về nội dung chương trình đào tạo, về chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh của các trường đại học.
Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính
Các trường đại học công lập còn có đặc điểm quan trọng là sở hữu thuộc về Nhà nước. Các trường đại học công lập do Nhà nước thành lập và đầu tư kinh phí để xây dựng và hoạt động nên tính chất hoạt động của các trường đại học công lập thường không vì mục đích lợi nhuận.
Về nguồn kinh phí: (i) Nhà nước cấp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; (ii) trường được phép thu một số khoản phí, lệ phí (được coi là nguồn thu thuộc NSNN), mức thu học phí bị khống chế trong khung quy định của Nhà nước; (iii) trường tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để có nguồn thu khác. NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của trường đại học công lập.
Về cơ chế quản lý tài chính: các trường đại học công lập được tự chủ trong khuôn khổ quy định. Các trường được tự chủ tối đa ở một số khoản chi nhất định; nhưng đồng thời phải tuân thủ các khoản mục chi đã được ấn định bởi cơ quan phân bổ và giao dự toán. Điều này chưa cho phép các trường đại học công lập thực hiện được chính sách ưu đãi đối với người dạy và người học hoặc tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng.
Như vậy, trường đại học công lập là một thiết chế vô cùng quan trọng của xã hội và trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu, trách nhiệm của trường đại học ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời các trường đại học có tính tự chủ rất cao trong các hoạt động học thuật, trong phương thức tổ chức quản lý và đào tạo,… Nhận thức về vai trò, sứ mạng và đặc điểm của trường đại học là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục đại học, quyết định một cơ chế quản lý (trong đó bao gồm cả cơ chế quản lý tài chính) phù hợp để các trường đại học hoạt động thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội.
Đặc điểm các trường đại học công lập
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ