Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường

Một số giải pháp nâng cao động lực cho người lao động

Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường ở các nước có nền kinh tế phát triển, giáo dục đại học là một bộ phận của nền kinh tế thị trường.

Khi xem xét cơ chế vận hành giáo dục đại học ở các quốc gia này đều có thể thấy đặc điểm chung là 4 bộ phận cùng tham gia cơ chế vận hành giáo dục đại học với vai trò khác nhau:

Thứ nhất là Nhà nước, vai trò quan trọng của Nhà nước đối với giáo dục đại học thể hiện chủ yếu qua các yếu tố: (i) định hướng chính trị phát triển giáo dục đại học nhằm phục vụ lợi ích và sự phát triển của quốc gia; (ii) xác định các ưu tiên và đưa ra các biện pháp tương ứng có tầm quan trọng chiến lược để đạt được các ưu tiên đó; (iii) tạo ra môi trường thể chế cho hoạt động của hệ thống giáo dục đại học thông qua hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh các hành vi của các đối tượng liên quan; (iv) điều phối quy mô, tốc độ và sự phân bổ giáo dục đại học bằng cách tăng hoặc giảm ngân sách, có chính sách đầu tư cho các ngành học cần thiết để đảm bảo tính cân đối.

Vai trò của Nhà nước thể hiện ở 3 yếu tố trên cùng với các công cụ quản lý và biện pháp hành chính mà Nhà nước thực hiện sẽ đảm bảo vai trò điều hành quan trọng của Nhà nước đối với giáo dục đại học; đồng thời các yếu tố này cũng giúp Nhà nước can thiệp để khắc phục các yếu tố hạn chế của thị trường như mô tả dưới đây.

Thứ hai là thị trường, Theo P. Williams (1996), thị trường làm cho giáo dục đại học có một số ưu điểm chính. Một là, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu kinh tế xã hội, giám bớt sự tham gia trực tiếp của chính phủ trong việc điều hành trường đại học, chuyển quyền quyết định sang sinh viên và gia đình, gắn kết giữa trường đại học với các doanh nghiệp thông qua cơ chế đặt hàng đào tạo. Hai là, thị trường làm cho giáo dục đại học có khả năng thích nghi và sáng tạo hơn.

[message type=”attention”]Xem thêm : Đặc điểm các trường đại học công lập[/message]

Thực tế được chấp nhận là thị trường có vai trò quan trọng trong cơ chế vận hành giáo dục đại học thông qua số lượng và chất lượng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhà nước cấp ngân sách cho giáo dục đại học dù có thể theo các mô hình khác nhau nhưng đều dựa trên yếu tố căn bản là số lượng tuyển sinh của trường đại học. Đây là yếu tố thể hiện vai trò của thị trường. Sinh viên và phụ huynh là khách hàng sẽ cân nhắc, lựa chọn các trường đại học có bằng cấp uy tín, ngành nghề đào tạo chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. Sự lựa chọn của họ tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.

Cơ chế thị trường đồng thời tạo ra sức ép buộc các trường đại học phải nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường để thu hút sinh viên. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ tính hai mặt, những tồn tại như lãng phí nguồn lực, chất lượng đào tạo thấp và mất cân đối trong cơ cấu đào tạo, người nghèo ngày càng ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học chất lượng cao do chi phí cao,… Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm này cần có sự can thiệp của Nhà nước điều hành cơ chế vận hành giáo dục đại học. Rõ ràng lý luận về vai trò và tính linh hoạt, tự điều chỉnh của thị trường trong lĩnh vực giáo dục đại học được dựa trên các nguyên lý của kinh tế học.

Thứ ba là sự tham gia của xã hội, một bộ phận quan trọng của cơ chế vận hành giáo dục đại học trong các nền kinh tế thị trường, tham gia kiểm soát và gây ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục đại học. Các lực lượng xã hội bao gồm: người sử dụng lao động, cha mẹ sinh viên và sinh viên và các tổ chức có liên quan,… Sự tham gia của xã hội thể hiện trong các lĩnh vực sau: (i) hoạch định chính sách và ra quyết định; (ii) tham gia trực tiếp vào quản lý giáo dục đại học; (iii) tham gia trực tiếp vào việc thiết kế, đánh giá chương trình: tham gia vào các Hội đồng đào tạo hoặc các Hội đồng khác của Nhà trường để kiểm soát chất lượng và buộc nhà trường phải thích nghi với các yêu cầu của khách hàng.

Thứ tư, là bản thân các cơ sở giáo dục đại học

Hoạt động của trường đại học không nằm ngoài khung thể chế có sự tham gia của Nhà nước, thị trường, xã hội. Các trường đại học phải đối mặt với thách thức do sự kiểm soát, can thiệp ngày càng tăng của Nhà nước, từ sự cạnh tranh của thị trường, xu thế dân chủ và xã hội hóa giáo dục đại học. Vậy trường đại học sẽ tìm cách nào để hoạt động hiệu quả:

(i) Phát huy tính tự chủ trong khuôn khổ khung thể chế. Tuy nhiên thực tế các trường đại học không thể tránh khỏi sự kiểm soát của Chính phủ vì có sử dụng ngân sách của Nhà nước. Đồng thời là sự giám sát, can thiệp của các lực lượng xã hội bằng các điều kiện cam kết khi cấp tiền cho nhà trường.

(ii) Trường đại học có đủ năng lực để tự chủ. Tự chủ xuất hiện từ sự tương tác giữa sức ép, thách thức khuyến khích qua sự can thiệp, kiểm soát của Chính phủ, các hội tạo ra động lực cho trường đại học. Trường đại học không vượt qua được sẽ bị thị trường loại bỏ.

Hoạt động của 4 yếu tố tham gia cơ chế vận hành hệ thống giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường có vai trò tương tự như các chủ thể trong nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Chính phủ. Việc hình thành cơ chế nêu trên là sản phẩm của nền kinh tế thị trường phát triển.

Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò quyết định đối với giáo dục đại học. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục đại học cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế thị trường. Rõ ràng hiện nay hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có nhiều yếu tố chịu sự tác động của thị trường, ảnh hưởng tới hoạt động các trường đại học như mở rộng quy mô tuyển sinh để tăng thu nhập, mở các ngành đào có nhiều người theo học để thu hút các nguồn lực xã hội,… làm cho chất lượng giáo dục đại học bị giảm sút. Các yếu tố thị trường và ảnh hưởng của nó đối với giáo dục đại học đã dẫn tới những thay đổi quan trọng trong lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục đại học của Việt Nam.

Như vậy, giáo dục đại học phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, cơ chế vận hành giáo dục đại học chịu sự tác động và hiệu quả hơn nhờ các yếu tố của nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước.

Cơ chế vận hành giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?