Chuỗi cung ứng (supply chain)

thị trường chứng khoán Việt Nam

Chuỗi cung ứng (supply chain)

Một khái niệm về chuỗi cung ứng (supply chain) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000). Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995). Hay chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001).

Khái niệm về chuỗi cung ứng hiện nay đối với các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ và hầu như chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Ngược lại, trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược”. Các công ty dẫn đầu như Wal-Mart và Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng có thể là một sự khác biệt mang tính sống còn. Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị và mở rộng các ranh giới của hiệu quả hoạt động. Và họ luôn phải sàng lọc chuỗi cung ứng của mình để có thể luôn đi trước một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ vào ngày mai. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một số nhà máy và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng.

 

Trong sơ đồ 1.1, ta thấy có rất nhiều tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, nhà vận chuyển, nhà sản xuất trung gian, nhà sản xuất chính, nhà phân phối và khách hàng. Như vậy, với một chuỗi cung ứng cụ thể cho một ngành hàng, ta có thể chia ra thành 3 đối tượng chính đó là: nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng. Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Do đó, mục tiêu thỏa mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết.

Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, trước hết là khái niệm “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng hiệu quả nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn được định nghĩa như sau:

Theo Ganeshan & Harrison thì “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”. Ta thấy khái niệm này cũng cho rằng chuỗi là gồm các hoạt động từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi đến tay người tiêu dùng nhưng ở đây chú trọng hơn đến các quyết định được lựa chọn trong tiến trình chuỗi.

Một định nghĩa khác theo Lee & Billington thì cho rằng “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối”. Khái niệm này thì lại đề cao về công cụ được thực hiện trong toàn chuỗi. Công cụ đó có thể là máy móc hoặc cũng chính là con người.

Tại hội thảo khoa học lần thứ 33 của FAEA “Hợp tác phát triển nông nghiệp, hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, trong bài luận “Malaysia – trung tâm cung cấp thực phẩm Halal: khả năng cạnh tranh và tiềm năng của ngành công nghiệp thịt” đã chỉ ra rằng khái niệm chuỗi cung ứng hiện đại không phải là về sự cạnh tranh giữa các công ty mà là về quản lý mối quan hệ hợp tác, thu mua và tính hiệu quả về mặt hậu cần đi cùng với toàn bộ chuỗi cung ứng (Christopher, 1996; Moore, 1997; Toma, 1999). Cũng qua bài viết cho biết khái niệm ban đầu về chuỗi cung ứng là dựa vào sự tin tưởng trong việc hợp tác với các nhà cung cấp trên cơ sở chia sẻ tầm nhìn chiến lược trong việc tăng sự thoả mãn của người tiêu dùng và biểu hiện chính là ở ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản (Womack, Jones & Ross, 1990).

Nhiều học giả biện luận (Porter, 1995; Christopher, 1996; Schary in Waters et al., 1999; Toma, 1999) thì xu thế hiện nay về khái niệm chuỗi cung ứng đang thay đổi, đó là:

– Điểm quan trọng nhất là các chuỗi cung ứng cạnh tranh, chứ không phải các công ty cạnh tranh. Thực tế này đã mang đến những kết quả sâu sắc và rộng khắp đối với những lựa chọn mang tính chiến lược và việc lập kế hoạch hình thành của bất kỳ tổ chức nào. Hầu hết các cơ hội để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chế biến và giá trị gia tăng đều nằm ở giao điểm giữa những người chơi tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng;

– Mạng lưới kinh doanh hay liên minh mạng lưới sẽ trở thành 1 hiện thực mới của ngành công nghiệp này. Các công ty cá thể sẽ liên kết để cung ứng, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các dây chuyền kết nối với tổ chức khác. Hiệu suất của 1 đơn vị sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của tất cả các đơn vị trong dây chuyền và vì vậy, nó quyết định hiệu suất cuối cùng của mạng lưới kinh doanh đó, điều này sẽ là kết quả của các hoạt động gia tăng giá trị;

– Quá trình trao đổi thông tin hiệu quả là nền tảng của tính cạnh tranh trong chuỗi cung ứng;

– Toàn cầu hoá và liên kết trong nền kinh tế toàn cầu về quá trình thu mua nguyên liệu thô và thành phần sản phẩm cùng với sản xuất và thị trường xuyên biên giới quốc gia, viện dẫn các vấn đề về thời gian, khoảng cách, văn hóa và những ưu tiên thị trường;

– Mở cửa tự do hoá thương mại làm tăng đối thủ cạnh tranh về thị phần toàn cầu, điều này biểu lộ rõ ràng trong quá trình phát triển sản phẩm và cạnh tranh về giá. Nó cũng làm tăng tính phức tạp của cung bằng cách tăng độ đa dạng của sản phẩm, tìm kiếm hiệu quả cao hơn khi đáp ứng các nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng đối với một sản phẩm mang lại sự tiện lợi hơn;

– Các tổ chức có thể tập trung vào một hay vài hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng mang đến giá trị cao nhất cho các tổ chức này.

Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây truyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.

Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc.

Chuỗi cung ứng (supply chain)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Chuỗi cung ứng (supply chain)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?