Mục lục
Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
1. Các điều kiện kinh tế – xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh, thúc đẩy giảng viên phải thường xuyên trao dồi kiến thức, kỹ năng thái độ để thích ứng với công nghệ mới, phương thức quản lý mới. Còn đối với quy luật cung – cầu, thì đó là mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và giảng viên, là quan hệ phục vụ người học. Quan hệ cung – cầu trên thị trường giảng viên là một cân bằng động. Chú ý đến tính cân bằng giữa cung và cầu lao động, quy mô, chất lượng đào tạo…là nhân tố rất quan trọng cho việc hoạch định các chính sách thiết thực và có hiệu quả hơn. Phát triển đội ngũ giảng viên và kinh tế – xã hội là mối quan hệ nhân quả, qua lại hai chiều trong vòng xoáy ốc thuận chiều, kích thích nhân tố kia phát triển.
2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Môi trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, phải thực hiện đúng luật, tiêu chuẩn quốc tế, từ đó hướng đến khai thác tiềm năng bên ngoài để phát triển. Lĩnh vực giáo dục đào tạo cần hội nhập quốc tế, để ĐNGV tiếp thu cái mới, nâng cao năng lực trình độ…, thu hút giảng viên giỏi nước ngoài tham gia đào tạo, NCKH, tham dự các hội thảo.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên[/message]3. Yếu tố khoa học và công nghệ
Công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản giáo dục đại học trên thế giới, thay đổi phương thức quản lý. Đặc biệt bản chất của việc dạy, học và NCKH, đa dạng đào tạo về nội dung và hình thức. Thu thập, sử dụng và chuyển tải các loại dữ liệu, làm trách nhiệm giải trình trong hệ thống quản lý, công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập được dễ dàng thuận tiện hơn. Thông tin được sử dụng chung, công khai minh bạch. Tăng kết nối về chuyên môn học thuật, đặt chế độ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với đội ngũ giảng viên. Các nhà khoa học và giảng viên giao tiếp với nhau qua mạng điện tử, email và các phương tiện khác. Giảng viên giảng dạy thông qua những phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh và chắc hơn.
4. Tham gia xây dựng và phản biện chính sách của đội ngũ giảng viên và xã hội
Đội ngũ giảng viên là người thực thi chính sách, họ sẽ phát hiện ra những hạn chế, bất cập của chính sách, từ đó tham mưu đề xuất với các cơ quan QLNN có thẩm quyền điều chỉnh, bãi bỏ hoặc ban hành chính sách mới phù hợp với thực tiễn nhằm tạo môi trường, động lực, các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát triển bền vững. Giảng viên, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân tham gia phản biện chính sách, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của đội ngũ giảng viên và Nhà trường.
5. Năng lực đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách
Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều các vấn đề mới đòi hỏi phải có vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách. Mỗi chính sách đều vận động theo một quy trình gồm 3 giai đoạn cơ bản: hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách.
Chính sách tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, năng lực của các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách, các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình chính sách. Năng lực, trình độ của các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên là điều kiện đảm bảo cho quá trình chính sách và chất lượng, hiệu quả của chính sách. Xây dựng các nhà kỹ trị trẻ năng động sáng tạo để xây dựng các chính sách. Đầu tư thích đáng về tài chính cho công tác này
Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT