Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại

Mục lục

Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay  của ngân hàng  thương mại

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại, ta có thể chia các nhân tố đó thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

1. Nhân tố khách quan

 * Môi trường  chính trị, xã hội.

Sự ổn định về chính trị- xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mới đầu tư mở rộng sản xuất gia tăng. Nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sán xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay.

Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng cho vay. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hướng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay.

* Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay.          Xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế , khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến Mở rộng cho vay. Đến lượt kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa như các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….

Mặt khác khi nền kinh tế phát triển ổn định niềm tin tiêu dùng của công chúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng.

Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng . Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.

 *Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cự tới mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối qua hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.

*Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng.

Ở các địa phương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi người đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, ngược lại có nơi người dân có vốn không đầu tư kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh rất lớn vì vậy mà tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với các ngân hàng thương mại. Ngược lại ở vùng xâu, vùng xa người dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh thì ở đó không thể mở rộng được cho vay.

Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng…Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ thuộc vào nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng.

*Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay . Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ.

Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để mở rộng cho vay.

mở rộng cho vay

2. Nhân tố chủ quan

          * Năng lực và uy tín của ngân hàng.

Muốn mở rộng cho vay ngân hàng phải có đủ năng lực: năng lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, màng lưới phân phối, công nghệ …

          Về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định mở rộng cho vay, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng được cho vay. Vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Để quản lý quy mô hoạt động thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép huy động một lượng vốn bằng một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có ( ở Việt Nam là 20 lần ). Vì vậy mà vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốn  với quy mô lớn. Mặt khác để quản trị rủi ro ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng ( không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại.

          Về nhân lực: Quy mô và chất lượng CBCNV của ngân hàng cũng có tác động đến mở rộng cho vay. Muốn mở rộng cho vay phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Không chỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lượng cũng như chất lượng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải được bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng.

Về màng lưới hoạt động: màng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng nguồn huy động vốn , từ đó mà tác động đến cho vay. Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà mở rộng cho vay. Mặt khác màng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ từ đó mà gián tiếp thúc đẩy mở rộng cho vay.

Các ngân ngân hàng thương mại Việt Nam hiện ngay và nhất là các NHTMCP đang theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ vì vậy màng lưới hoạt động là nhân tố qua trọng để mở rộng cho vay. Thông thường các NHTM khi thành lập  có trụ sở đóng ở các đô thị lớn sau đó mở các chi nhánh về các địa phương nơi có kinh tế phát triển để mở rộng hoạt động và mở rộng cho vay.

          Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi mở rộng cho vay số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ  tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với mở rộng cho vay.

Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộng cho vay. Ngân hàng  có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy động  vốn để mở rộng cho vay.

          Chiến lược và  chính sách tín dụng của ngân hàng   

Căn cứu vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp.

Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của các ngân hàng. Quan điểm Cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng mở rộng cho vay thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế mở rộng cho vay của các ngân hàng.

Quan điểm cho vay của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng tín dụng đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng tín dụng xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay.

Mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro…ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh…Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế mở rộng cho vay.

Không chỉ chính tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng cho vay, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng giam tiếp tác động đến mở rộng cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…

3. Mối quan hệ giữa mở rộng cho vay và chất lượng cho vay

Mở rộng cho vay và chất lượng cho vay có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục đích cuối cùng của việc mở rộng cho vay là gia tăng lợi nhuận. Để lợi nhuận gia tăng thì mức gia tăng về thu nhập từ hoạt động cho vay phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động cho vay. Để có được điều đó thì phải có chất lương tín dụng tốt.

Nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộng cho vay không những không tăng tương ứng về doanh thu mà còn gia tăng quá mức về chi phí. Không quản trị rủi ro tín dụng tốt để phát sinh quá nhiều nợ xấu nó sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động cho vay. Khi nợ xấu gia tăng các ngân hàng không những không thu được những khoản tiền lãi từ dư nợ xấu mà còn phải bổ ra các chi phí như chi phí xử lý nợ xấu, chi phí trích lập quý dự phòng rủi ro cụ thể.

Thực tiễn cho thấy khi chất lượng tín dụng có vấn đề thì ngân hàng phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu vì vậy mà hạn chế các nguồn lực dành cho mở rộng cho vay. Không chỉ dừng ở đó nợ xấu sẽ xói mòn niềm tin, làm giảm uy tín của công chúng đối với ngân hàng từ đó tác động  tiêu cực đến hoạt động đến huy động vốn là nhân tố quyết định cho mở rộng cho vay.

Ở những ngân hàng thương mại truyền thống như những ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động cho vay là cơ bản thì việc quản trị rủi ro tín dụng là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng.

Ngược lại khi mở rộng cho vay đồng thời với quản trị rủi ro tín dụng tốt, chất lượng cho vay tốt làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng gia tăng làm gia tăng uy tín của ngân hàng trong việc gia tăng thu hút nguồn đó là tiền đề để mở rộng cho vay. Lợi nhuận không chia cũng là nguồn vốn để ngân hàng cho vay.

Như vậy mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng cho vay có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

– Vấn đề mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 40 ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có hệ thống các quỹ đầu tư như quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính và các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài. Nếu chỉ nói về số lượng thì tại Việt Nam hiện nay số lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ cho vay khá lớn. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay là những ngân hàng thương mại truyền thống, hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện chiến lược mở rộng cho vay.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Những nhân tố đó tạo ra những thuận lợi cho việc mở rộng cho vay. Tuy nhiên có quá nhiều các ngân hàng cùng mở rộng cho vay, mặt khác trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế rất có thể sẽ có biến động khó lường trước, đó là những nhân tố tác động xấu đến mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hơn bao giờ hết vấn đề mở rộng cho vay cần phải được gắn kết chặt chẽ với quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng cho vay.

Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay  của ngân hàng  thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?