Các định hướng phát triển nguồn nhân lực

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Các định hướng phát triển nguồn nhân lực

Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Từ thế kỷ thứ XVI, nhà kinh tế người Anh William Petty đã cho rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer cũng đề cao vai trò của nguồn lao động “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.

Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội, vì là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.

Trong thời gian qua, Việt Nam đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác là nguồn lao động trẻ dồi dào, là lực lượng có khả năng tiếp thu nhanh nhất về công nghệ, khoa học.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin, tự động hóa, năng suất lao động Việt Nam lại chưa theo kịp các yêu cầu đặt ra.

Mặc dù, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, có tỷ lệ người đang trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng năng suất lao động Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Do vậy các định hướng phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới là

i) Phát triển nguồn nhân lực gắn liền với mục tiêu phát triển

Trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, chinh phủ Singapore và Hàn Quốc đều đặt ra yêu cầu gắn chính sách đó với mục tiêu định hướng phát triển quốc gia qua từng thời kỳ.

ii) Đề cao vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển nguồn lực con người

Qua diễn văn và phát ngôn của các nhà lãnh đạo đương thời, Chính phủ hai quốc gia đã nhận thức rõ rằng, đầu tư vào giáo dục là rất quan trọng đối với tiến bộ kinh tế và xã hội. Thủ tướng Lee Kuan Yew từng nhấn mạnh rằng nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua kinh tế trong khi tổng thống Park Chung-hee coi văn hoá và giáo dục là nền kinh tế thứ hai. Nói cách khác, chính sách văn hóa giáo dục đã trở thành một phần không thể tách rời với chính sách kinh tế của hai quốc gia.

iii) Đầu tư cao cho phát triển giáo dục

Cùng với việc đề cao vai trò của giáo dục, cả Singapore và Hàn Quốc đều tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục. Những năm 1960–70, Singapore và Hàn Quốc đều có mức đầu tư cho giáo dục vào loại cao nhất ở châu Á.

Các định hướng phát triển nguồn nhân lực

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?